(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Cao Phong có 2 xã thuộc vùng hồ là Bình Thanh và Thung Nai. Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 22/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển khu du lịch (KDL) hồ Hoà Bình, nhận thức về phát triển du lịch trong Nhân dân được nâng lên, hạ tầng, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, các điểm đến, sản phẩm du lịch địa phương được tăng cường quảng bá.


Lực lượng an ninh khu vực bến cảng Thung Nai (Cao Phong) điều tiết, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách mùa lễ hội 2022.

Từ khi tuyến đường giao thông Thung Nai đi Suối Hoa (Tân Lạc), Thung Nai đi Bắc Phong, Bình Thanh đi Thung Nai, dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo thuận lợi cho du khách thập phương đến thăm quan, du lịch hồ Hoà Bình. Trong đó, huyện có các điểm du lịch cộng đồng xóm Tiện, xã Thung Nai, đền Chúa Thác Bờ, bến cảng Thung Nai; điểm du lịch xóm Mỗ, Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan là di tích văn hoá lịch sử cấp quốc gia thuộc khu vực xã Bình Thanh.

Đồng chí Phạm Ngọc Nhất, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện cho biết: Bên cạnh điểm du lịch cộng đồng xóm Mỗ nổi tiếng, thu hút đông du khách đến thăm quan, trải nghiệm, xóm Tiện, xã Thung Nai cũng là một địa chỉ du lịch độc đáo đối với du khách muốn tìm hiểu về đời sống văn hoá của người Mường cổ. Từ năm 2018 đến nay, điểm du lịch xóm Tiện đã đón hàng trăm đoàn khách trong nước, quốc tế. Sở VH-TT&DL hỗ trợ một số hộ làm homestay ở xóm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, như chăn, ga, gối, đệm, tủ lạnh, biển quảng cáo, trang phục, tăng âm loa đài, kèn, trống, chiêng để phục vụ cho hoạt động du lịch cộng đồng.

Công tác thu hút đầu tư phát triển du lịch được quan tâm, chú trọng, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp. Có một số tổ chức, doanh nghiệp đang khảo sát và đã đầu tư về lĩnh vực du lịch của huyện, đặc biệt là khu vực hồ Hoà Bình: Dự án KDL nghỉ dưỡng Parahills tại xóm Tráng, xã Bình Thanh quy mô 7,5 ha, tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng; dự án KDL nghỉ dưỡng Bình Thanh tại xóm Tráng, xã Bình Thanh diện tích quy hoạch 30 ha, trong đó diện tích mặt nước 7 ha, tổng vốn đầu tư 60 tỷ đồng... Huyện cũng giới thiệu cho nhiều nhà đầu tư, công ty lữ hành trong nước, quốc tế đến khảo sát, xây dựng sản phẩm tại KDL hồ Hoà Bình. Hiện nay, thế mạnh sản phẩm du lịch của người dân địa phương khu vực lòng hồ thuộc địa phận xã Thung Nai và Bình Thanh là cá sông Đà, lợn thả rông, gà đồi, các loại rau, củ, quả của địa phương. Ngoài ra còn có một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, dệt thổ cẩm. Các doanh nghiệp đầu tư trò chơi trên mặt nước như đua thuyền, câu cá, lướt ca nô trên mặt hồ… được khuyến khích trong việc đa dạng hoá sản phẩm, thu hút nhiều khách du lịch.

Đặc biệt, những năm gần đây, công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch được thực hiện tốt. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, đầu tư cảnh quan môi trường sinh thái. Nhân dân khu vực vùng hồ được tuyên truyền về các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, không nổ mìn đánh bắt cá, không xả rác xuống hồ. Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch được chú trọng, không để xảy ra sự cố gây mất an toàn cho du khách. Các tàu, thuyền vận chuyển trang bị đầy đủ thiết bị an toàn.

Sau 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn đến tổng lượng khách giảm, các điểm đến du lịch vùng hồ đang mở cửa đón khách trở lại vào dịp đầu năm và mùa lễ hội 2022. Lượng khách thăm quan 2 tháng đầu năm tính chung toàn huyện tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021. Mục tiêu phấn đấu của huyện giai đoạn 2021 - 2025 là thu hút 455.000 lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 367 tỷ đồng, tạo việc làm cho 2.000 lao động. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao. Các điểm đến trên vùng hồ đã, đang đóng góp đáng kể vào mục tiêu chung, góp phần xây dựng điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, có môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch và phát triển bền vững.


Bùi Minh


Các tin khác


Du lịch Hòa Bình đón 195.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.

Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục