(HBĐT) - Chiều 22/12, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác lễ hội, du lịch năm 2022, triển khai công tác lễ hội, du lịch năm 2023.


Là huyện có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh kết hợp với du lịch tâm linh, Lạc Thủy hiện có 6 di tích xếp hạng quốc gia; 11 di tích cấp tỉnh, 64 điểm theo Quyết định số 2571/QĐ-UBND, ngày 2/11/2022 của UBND tỉnh trong danh mục kiểm kê cần bảo vệ. Năm 2022, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trên địa bàn huyện các lễ hội không tổ chức khai hội nhưng tại các điểm di tích vẫn mở cửa đón khách thăm quan, du lịch và thực hiện nghiêm cam kết phòng, chống dịch. Huyện tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Lạc Thuỷ trên hệ thống mạng xã hội. Công tác ANTT, an toàn giao thông, phòng chống chạy nổ, vệ sinh môi trường và hoạt động kinh doanh hàng hoá dịch vụ được đảm bảo.

Toàn huyện có 1 ban quản lý các khu di tích cấp huyện, 36 tổ bảo vệ và quản lý di tích tại các điểm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng. Ban quản lý các khu di tích cấp huyện và các tổ bảo vệ di tích cấp xã, thôn, khu dân cư đã xây dựng quy chế hoạt động, nội quy bảo vệ di tích. Năm 2022, khu du lịch chùa Tiên và di tích lịch sử địa điểm nhà máy in tiền thu hút khoảng 35.600 lượt khách đến thăm quan, doanh thu trên 2,5 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 400 triệu đồng.

Về phương hướng, nhiệm vụ công tác quản lý lễ hội, du lịch năm 2023, UBND huyện đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền giới thiệu về du lịch Lạc Thủy; xây dựng các phương án bảo đảm an toàn, phân luồng giao thông tại các điểm du lịch thu hút lượng lớn khách thăm quan như chùa Tiên, nhà máy in tiền; xây dựng các phương án phòng, chống cháy nổ tại các điểm thăm quan; tổ chức tuyên truyền và ký cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong mùa lễ hội; bố trí thu gom rác tại các điểm du lịch; tăng cường thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội…

Tại hội nghị đã thông qua dự thảo kịch bản tổ chức lễ hội chùa Tiên và chương trình tổ chức các ngày lễ, dâng hương tại khu di tích nhà máy in tiền.

Đinh Thắng

Các tin khác


Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục