Ngày 7/9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn Du lịch cấp cao "Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch”. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Các đại biểu chủ trì diễn đàn.

Các đại biểu chủ trì diễn đàn.

Diễn đàn "Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch” là một sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 17 năm 2023.

Đây cũng là một trong những hoạt động triển khai thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và đưa các nhóm giải pháp áp dụng vào thực tiễn.

Diễn đàn tập trung trình bày, thảo luận về vai trò của chuyển đổi số trong phát triển du lịch. Các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia về chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế; vai trò liên kết, hợp tác giữa các quốc gia, các thành phố lớn trong chuyển đổi số du lịch; vai trò của chuyển đổi số quốc gia trong kết nối du lịch với các ngành liên quan.

Ngoài ra, tại diễn đàn, các đại biểu đã nêu lên giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong ngành du lịch, trong đó chú trọng đến giải pháp phát triển nguồn nhân lực số phục vụ ngành du lịch; ứng dụng chuyển đổi số trong phân tích nhu cầu, hành vi du khách, nâng cao trải nghiệm của khách du lịch...

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, liên kết kinh tế đa tầng nấc tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, đang tạo nên những không gian phát triển mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn về cải cách bên trong để tương thích với các sân chơi và luật chơi mới.

Đối với Việt Nam, cùng với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là một chủ trương lớn trong đó tập trung phát triển một số ngành, lĩnh vực ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao, trong đó có du lịch số.

Du lịch số phải là một trong những động lực chính của nền kinh tế số Việt Nam ảnh 1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại diễn đàn.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, thực hiện chuyển đổi số trong du lịch một cách hiệu quả, có giá trị thiết thực, đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quản trị ngành du lịch.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần ban hành chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành du lịch như xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng dữ liệu số về các di sản văn hóa, danh thắng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, thị trường du lịch Việt Nam mở để người dùng có thể làm giàu tài nguyên; thiết lập nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch kết nối cung, cầu…

Việt Nam phải xây dựng và hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý đồng bộ cho thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong du lịch; thiết lập các chuẩn mực pháp lý, quy tắc ứng xử trên môi trường số hình thành xã hội số. Cùng với xây dựng các chính sách cởi mở về đầu tư, tiếp cận đất đai, tài nguyên, tín dụng để thu hút đầu tư vào du lịch.

Du lịch số phải là một trong những động lực chính của nền kinh tế số Việt Nam ảnh 2

Ông Mayur Patel, thành viên Hội đồng quản trị, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) trình bày tại diễn đàn.

Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực bởi nếu không có nhân lực số thì không có du lịch số. Việt Nam cần hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi, thích ứng với các xu thế mới, giảm thiểu các tác động do chuyển dịch, thay thế lao động quy mô lớn. Có các chính sách thu hút chuyên gia, nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ trong ngành Du lịch...

"Với vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế, du lịch thông minh, du lịch số phải là một trong những động lực chính của nền kinh tế số Việt Nam. Chính phủ mong muốn và hy vọng rằng du lịch sẽ thuộc nhóm ngành đi đầu về chuyển đổi số quốc gia, tạo sự phát triển mới cho ngành và mang lại cảm hứng cho cả đất nước về chuyển đổi số”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.



Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Hà Nội miễn phí tham quan bằng xe buýt 2 tầng dịp nghỉ Lễ 2/9

Từ ngày 1 đến 4/9, du khách tham quan Thủ đô bằng xe buýt 2 tầng theo hành trình City tour sẽ được vận chuyển miễn phí.

Bảo đảm an toàn, an ninh cho du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Không được để xảy ra tình trạng nâng giá, chèo kéo du khách; phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; thiết lập và công bố công khai số điện thoại đường dây "nóng" để xử lý các tình huống phát sinh và hỗ trợ khi khách du lịch có yêu cầu. Đây là một số lưu ý đặc biệt được Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khuyến cáo các địa phương thực hiện nghiêm túc trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.

Điều gì khiến Việt Nam đứng thứ 14 trong 15 điểm đến tốt nhất cho người nước ngoài 2023?

InterNations, mạng lưới người sống ở nước ngoài lớn nhất thế giới với hơn 4 triệu thành viên mới đây đã công bố báo cáo thường niên để lựa chọn ra những điểm đến tốt nhất cho người nước ngoài sinh sống năm 2023. Việt Nam đứng thứ 14 trong danh sách này với 1 chỉ số đánh giá được InterNations nhận định là "bất khả chiến bại”.

Hà Nội đón trên 2,79 triệu lượt khách quốc tế

Theo đại diện Sở Du lịch Hà Nội, trong 8 tháng năm 2023, khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 2,79 triệu lượt khách, tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Du lịch ngắn ngày chiếm ưu thế dịp nghỉ lễ 2/9

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày cho nên tạo nhiều thuận lợi để các nhóm gia đình, người thân, bạn bè cùng nhau lên kế hoạch và tham gia vào hành trình du lịch. Dù được dự đoán không sôi động như dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhưng đây vẫn là thời điểm mang đến cơ hội để ngành du lịch Việt Nam cải thiện chỉ số tăng trưởng lượng khách, nhất là ở thị trường nội địa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục