Những ngày đầu tháng 12, xã vùng hồ Hiền Lương (Đà Bắc) nhộn nhịp không khí của một trong những sự kiện được mong chờ nhất trong năm. Đó là Ngày hội văn hóa, thể thao, quảng bá du lịch huyện Đà Bắc năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc.


Giải thi chèo thuyền kayak hấp dẫn, kịch tính để lại ấn tượng với du khách. 

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có vẻ đẹp thiên nhiên và đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc; là địa phương nằm trong khu vực quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình. Với mục tiêu xây dựng Đà Bắc thành điểm đến xanh, an toàn, thân thiện, những năm qua, huyện đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

Mới đây nhất, trong 2 ngày (2 - 3/12), huyện Đà Bắc đã tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao, quảng bá du lịch năm 2023. Ngày hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc. Đến với ngày hội, du khách được trải nghiệm văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện như: Mường, Dao, Tày. Đặc biệt, nhiều sản vật, sản phẩm OCOP của địa phương được trưng bày, giới thiệu như: cá sông Đà, lợn đen bản địa và các loại rau, củ, quả.

Trung Thành là xã vùng cao của huyện Đà Bắc, nơi có sản phẩm chè Shan tuyết nổi tiếng. Xã còn phát triển một số loại rau, củ ưa lạnh như: su su, khoai sọ. Những nông sản này đem đến với ngày hội được nhiều du khách lựa chọn. Chị Bùi Thị Tuyền, xóm Trung Tằm, xã Trung Thành chia sẻ: Trên địa bàn xã có nhiều nông sản chất lượng, sạch nhưng chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao như kỳ vọng do việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn hạn chế. Do đó, việc tổ chức hoạt động quảng bá du lịch và các sản phẩm nông sản có ý nghĩa rất quan trọng với người dân.

Điểm nhấn của ngày hội là hoạt động đi bộ trên cung đường du lịch từ trung tâm xã đến xóm Ké. Hoạt động này đã thu hút trên 400 người tham gia với thông điệp về bảo vệ môi trường và cảnh quan vùng hồ Hòa Bình. Đặc biệt, giải thi chèo thuyền kayak đã diễn ra kịch tính, hấp dẫn với trên 100 vận động viên tham gia. Đây là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi đến tham quan, trải nghiệm, lưu trú tại xã Hiền Lương, cũng như các xã vùng hồ Hòa Bình.

Lần đầu tiên đến Đà Bắc trong sự kiện quảng bá du lịch, chị Phùng Thị Diên, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã có những trải nghiệm thú vị. Chị Diên chia sẻ: Nhắc đến Hòa Bình, tôi ấn tượng vì có công trình thủy điện nổi tiếng, nhưng tôi rất bất ngờ vì hồ Thủy điện Hòa Bình có cảnh sắc rất đẹp và người dân bản địa hiếu khách. Hy vọng sau này khi con đường kết nối giữa huyện Đà Bắc và Phú Thọ hoàn thành, chúng tôi sẽ có nhiều dịp để đến trải nghiệm du lịch.

Huyện Đà Bắc có lợi thế trên 7 nghìn ha mặt hồ, nhiều xã nằm trong quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Trong quy hoạch vùng huyện, Đà Bắc xác định rõ chia huyện thành 3 khu vực: khu vực 7 xã vùng lòng hồ Hòa Bình với định hướng phát triển du lịch theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ; khu vực thị trấn phát triên đô thị và các khu công nghiệp; các xã vùng cao phát triển lâm nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm và văn hóa. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện cũng xác định, phát triển nông - lâm, nghiệp bền vững gắn với du lịch, dịch vụ để thúc đẩy phát triển KT-XH của huyện. Do đó, huyện đã và đang triển khai các giải pháp để đẩy mạnh quảng bá du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước. Năm 2022, huyện đã tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao, quảng bá du lịch; năm nay, sự kiện được tổ chức với quy mô lớn hơn, nhiều hoạt động hơn. Huyện xác định, đây là nhiệm vụ trọng tâm, sự kiện sẽ được tổ chức thường niên để hướng tới mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.  



Viết Đào

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục