Với lợi thế có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình bên những nếp nhà sàn đơn sơ, đậm bản sắc dân tộc Mường cùng những tập tục, lối sống, văn hóa ẩm thực phong phú là điều kiện thuận lợi để xóm Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ).


Tục lệ đâm đuống (giã gạo) của người Mường được các thành viên Hợp tác xã du lịch cộng đồng xóm Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) phục dựng, phục vụ khách tham quan.

Dịp cuối tuần, gia đình chị Trần Thị Phương Anh lại rời nhịp sống hối hả nơi Thủ đô để đến điểm DLCĐ xóm Mỗ, tận hưởng sự thanh bình, ấm áp. Chị Phương Anh chia sẻ: Chị dâu tôi là người Mường tại xóm Mỗ nên tôi cảm nhận được   sự chân thành, mộc mạc của người dân nơi đây và bị thu hút bởi những điều mới lạ trong văn hóa ẩm thực. Tôi luôn muốn tìm hiểu phong tục, tập quán của người Mường khác với người Kinh như thế nào. Tôi mới được thưởng thức món thịt lợn băm cuốn lá bưởi nướng, rất thú vị.

Còn với anh Nguyễn Trung Tướng, sau nhiều lần tham khảo trên ứng dụng du lịch Traveloka, anh quyết định vượt gần 2.000 km từ thành phố Tân An (Long An) để đến với điểm DLCĐ xóm Mỗ. Anh rất ấn tượng với những ngôi nhà sàn cổ hình con rùa của đồng bào dân tộc Mường. Với anh mọi thứ đều lạ lẫm nhưng vô cùng cuốn hút. Bởi đó là bản sắc độc đáo của đồng bào dân tộc Mường, điều mà anh không thể tìm thấy ở Long An.

Đồng chí Đinh Văn Lân, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thanh cho biết: Một trong những dự án quan trọng, có tác động lớn vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) là dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025. Đây là chương trình do Bộ VH-TT&DL chủ trì, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được giao triển khai, thực hiện mô hình trải nghiệm và quảng bá văn hóa dân tộc Mường tại xã Bình Thanh. Thành công bước đầu của dự án là sự khởi đầu khá thuận lợi để xóm Mỗ lấy lại "tiếng thơm”. Mong muốn của địa phương là được dự án hỗ trợ về công tác lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Mường nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch, góp phần phát triển KT-XH tại địa phương.

Xóm Mỗ có 195 hộ, 767 nhân khẩu. Năm 2021, Hợp tác xã DLCĐ xóm Mỗ được thành lập với 30 thành viên. Hiện hợp tác xã  có 2 câu lạc bộ đang hoạt động khá hiệu quả: câu lạc bộ sưu tầm và giới thiệu văn hóa dân gian truyền thống của người Mường và câu lạc bộ truyền dạy dân ca, dân vũ dân tộc Mường. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Hợp tác xã DLCĐ xóm Mỗ đã đón 36.218 lượt du khách, chủ yếu là khách nội địa (chiếm 93,1%). Ông Đinh Văn Dần, Giám đốc Hợp tác xã DLCĐ xóm Mỗ cho biết: Chúng tôi đã, đang khôi phục văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của người Mường như: khung cửi, cọn nước, đi cà kheo, ném còn, trang phục dân tộc; mo Mường, lịch Đoi, các làn điệu cồng chiêng, dân ca Mường… Từ đó thiết kế các chương trình trải nghiệm để du khách cảm nhận được văn hóa Mường vô cùng phong phú.

Xây dựng làng văn hóa gắn với quảng bá du lịch là cách làm không mới nhưng sẽ góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; đẩy lùi hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống cộng đồng, đồng thời hình thành nếp sống mới văn minh, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa để thu hút khách du lịch đến khám phá, trải nghiệm. Tuy nhiên, nghiệp vụ công tác du lịch của hầu hết thành viên Hợp tác xã DLCĐ xóm Mỗ còn hạn chế, mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm. Về nội dung này, đồng chí Hoàng Anh Hậu, Giám đốc Trung tâm đào tạo thường xuyên, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho biết: Qua triển khai, thực hiện mô hình trải nghiệm và quảng bá văn hóa dân tộc Mường, chúng tôi nhận thấy phần lớn bà con chưa có kinh nghiệm, nghiệp vụ tiếp đón khách du lịch, chế biến món ăn… Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tham mưu Bộ VH-TT&DL mở thêm các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch cho bà con. Phấn đấu đưa điểm DLCĐ xóm Mỗ có chất lượng tương đương hoặc cao hơn so với các điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh. Bởi DLCĐ hiện được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho người dân bản địa, không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái mà còn bảo tồn, phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương.


Minh Tuấn (Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong)

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục