Hiện nay, Đồng Nai đang nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung đầu tư phát triển du lịch sinh thái để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.


Du khách tham quan du lịch sinh thái tại Đồng Nai sẽ được thưởng thức trái cây ngay tại vườn.

Tận dụng các vườn trái cây sẵn có

Chị Nguyễn Thu Hồng, ngụ ở TP Hồ Chí Minh cho biết vừa được tham quan vườn trái cây mít, ổi tại Làng du lịch cộng đồng xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc. Đây là một trong tour mới của huyện Xuân Lộc, được các đơn vị lữ hành liên kết và tận dụngcác vườn trái cây đặc sản sẵn có tại địa phương như mít, ổi, chôm chôm, chuối sấy, mật ong rừng và nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn như trang trại rau sạch, vườn hoa...

"Tôi thật bất ngờkhi huyện Xuân Lộc cũng có nhiều vườn trái cây và tôi rất thích tour này vì mới lạ. Bởi khi nhắc đến vườn tráicây Đồng Nai, chúng tôi đều nghĩ đến huyện Long Khánh, nổi tiếng với các vườn trái cây đặc sản của tỉnh", chị Thu Hồng chia sẻ.

Bà Huỳnh Thị Lành, Phó chủ tịch UBND huyện Xuân Lộccho biết, để tăng thu nhập cho bà con nông dân, huyệnđã bước đầu tập trung khai thác các sản phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, huyện vừa đưa vào phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, thu hút nhiều khách đến tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương.

Để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, bà Nguyễn Thái Tường Vân, Giám đốc Công ty Thái Loan Travel cho hay,đơn vịđã đi khảo sát nhiều điểm đến ở Xuân Lộc và hợp tác cùng các hộ nông dân.Đến nay,công ty đã đưa vào khai thác 4 tour và nhận được phản hồi tích cực từ du khách. Trong đó, sản phẩmLàng du lịch cộng đồng vớihơn 10 hộ dân trồng vườn mít, vườn bưởi, chuối, dưa lưới, ổi… được nhiều du khách đặc biệt quan tâm.

Ngoài ra, nhiều cơ sở hoạt động du lịch sinh thái khác cũng bước đầu mang lại hiệu quả như:Vườn hoa Bốn Mùa (xã Xuân Bắc), Hợp tác xã Ca Cao (xã Suối Cát), điểm tham quan Lang Minh Farm (ao Sen Lang Minh), The Lúa (Lang Minh), Đồi hoa mặt trời (xã Xuân Trường)…

Tuy nhiên, theo bà Huỳnh Thị Lành,để du lịch sinh thái thật sự phát triển, ngành du lịch Đồng Nai cần phải liên kết với cáctỉnh, thành lân cận như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương... để gia tăng nguồn khách.

Phát triểnsản phẩmđặc trưng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, thời gian qua, các huyện, thành phố trên địa bàn đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, bám sát các nội dung của nghị quyết và kế hoạch về phát triển du lịch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, bà Lê Thị Ngọc Loan, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai cho hay, mặc đã có những cố gắng, nỗ lực nhưng du lịch Đồng Nai vẫn chưa tạo được điểm nhấn.

Ngoài ra,lực lượng lao động trong ngành du lịch vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa chuyên nghiệp; các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tuy đạt được một số kết quả nhất định nhưng hiệu quả chưa như mong muốn. Mặt khác, việc triển khai xây dựng các đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đều chậmdomất nhiều thời gian về thủ tục...

Để khắc phục những hạn chế, khó khăn trên, gần đây tỉnh đã đẩy mạnh hoạt độngtuyên truyền, giới thiệuquảng bá các sản phẩm du lịch mới đếnngười dân địa phương và du khách;tập trung tháo gỡ khó khăn thủ tục hành chính,nâng chất sản phẩm du lịch; đồng thời, đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch... Tính đến nay, tỉnh Đồng Nai đã xây dựng được một số sản phẩm du lịch đặc trưng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng phát triển ba loại hình: Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp - nông thôn và du lịch về nguồn, tâm linh để tạo ra những thương hiệu sản phẩmdu lịch đặc trưng của tỉnh.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, mục tiêu địa phương phấn đấu, hướng đến là tạo điều kiện phát triển du lịch trở thành một trong ba trụ cột kinh tế quan trọng của tỉnh: Công nghiệp, nông nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, tỉnhĐồng Nai cũng phải bảo đảm cơ sở hạ tầng thông suốt. Do vậy, UBND tỉnh Đồng Nai đãtích hợpquy hoạch du lịch với quy hoạch chung của tỉnh để xây dựng các dự án du lịch đa dạng về sản phẩm. Ngoài ra, định hướng đến năm 2025, khi sân bay quốc tế Long Thành dự kiến đi vào hoạt động, UBND tỉnh kỳ vọng ngành du lịch của Đồng Nai có thể"cất cánh” vàphát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển nền kinh tế chung của tỉnh.

Nhận định về tiềm năng du lịch của tỉnh Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp cho rằng, Đồng Nai có cơ hội rất lớn khi phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp. Để thu hút khách, tỉnh Đồng Nai cần khai thác thế mạnh các nhà vườn cây ăn trái sẵn có; đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ về vốn vay ưu đãi đối với dự án du lịch và kịp thời tháo gỡ khó khăn về thủ tục đất đai đối với du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp.



Theo Baotintuc

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục