Các khu, điểm du lịch được đầu tư hạ tầng khang trang; hình ảnh con người, văn hoá và du lịch vùng đất Mường Vang được tăng cường quảng bá; điểm đến tham quan du lịch lễ hội được hình thành… là bước chuyển sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 26/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Sơn nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của thác Mu - xã Tự Do (Lạc Sơn) thu hút du khách trong nước, quốc tế khám phá, trải nghiệm.
Gắn với sự kiện mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn, hoạt động lễ hội năm 2024 được các xã, thị trấn trong huyện tổ chức tưng bừng. Đông đảo du khách thập phương đã về các điểm tham quan, trải nghiệm lễ hội đình Khói - xã Ân Nghĩa, đình Cổi - xã Vũ Bình, đu Mường Vôi - thị trấn Vụ Bản, đình Khênh - xã Văn Sơn, đình Băng - xã Ngọc Lâu, rước Bụt Khụ Dúng - xã Nhân Nghĩa… Bên cạnh bảo tồn, phát huy giá trị di tích và lễ hội, đây còn là điểm đến để du khách khám phá nét văn hoá độc đáo xứ Mường thông qua việc chứng kiến các nghi lễ, nghi thức truyền thống, hoà mình cùng các hoạt động phần hội vui tươi, hấp dẫn, như: trò chơi dân gian, biểu diễn văn hoá, văn nghệ, thi hát đúm giao duyên, thường rang bộ mẹng, giao lưu thể thao…
Những năm gần đây, hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, nhất là hạ tầng phục vụ du lịch ở huyện Lạc Sơn có cải thiện rõ rệt. Từ nhiều nguồn vốn huy động, huyện đã hoàn thành đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường 12B, đường tỉnh tuyến C, đường tỉnh 436, 437... Nhiều tuyến đường huyện, liên xã, xóm được bê tông hoá thuận lợi cho du khách đến tham quan. Nhờ đó, các điểm du lịch tự nhiên, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng trên địa bàn, như: thác Mu - xã Tự Do, Bãi Bùi - xã Ngọc Lâu, Vườn hoa xứ Mường - xã Vũ Bình, ruộng bậc thang các xã Quý Hoà, Miền Đồi… ngày càng thu hút nhiều du khách.
Bên cạnh phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, tạo điều kiện tổ chức hoạt động lễ hội tại các địa phương, huyện chú trọng công tác quảng bá du lịch gắn với phát huy bản sắc văn hoá. Các hình thức truyền thông, quảng bá đa dạng, như: gian hàng trưng bày triển lãm; phối hợp Cục Văn hoá, cơ quan báo chí T.Ư làm phim, viết phóng sự về văn hoá - du lịch địa phương với các điểm đến đặc sắc; phối hợp các cơ quan báo chí của tỉnh tuyên truyền, giới thiệu danh thắng, các khu di tích lịch sử - văn hóa và các lễ hội truyền thống của địa phương.
Trên địa bàn hiện có 2 khách sạn được gắn sao, 24 cơ sở lưu trú, 17 nhà nghỉ cộng đồng. Một số khu, điểm du lịch được đầu tư hạ tầng khang trang, như: thác Mu - xã Tự Do; di tích đình Cổi - xã Vũ Bình; đình Khói - xã Ân Nghĩa; đền cây Si - thị trấn Vụ Bản; di tích Trung đoàn 52 Tây Tiến - xã Thượng Cốc; đình Khênh - xã Văn Sơn… Cùng với đó, hệ thống bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, các trạm phát sóng phủ khắp các điểm di tích, khu, điểm du lịch đảm bảo thuận tiện cho việc thông tin liên lạc, tra cứu thông tin.
Đồng chí Bùi Văn Kía, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện cho biết: Cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề, hoạt động du lịch địa phương trên đà khởi sắc với lượng khách đến tham quan, trải nghiệm ngày càng tăng. Hàng năm, ngoài khách nội địa, một số điểm du lịch cộng đồng thuộc 2 chi hội du lịch xã Tự Do và xã Quyết Thắng thu hút được hàng nghìn lượt khách quốc tế khám phá. Mục tiêu của huyện đến năm 2030 trở thành một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao của khu vực và cả nước dựa trên tiềm năng khoáng nóng chất lượng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, có hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Bắc và bản sắc văn hoá độc đáo; hoạt động du lịch tạo việc làm cho 2.400 lao động, trong đó có 800 lao động trực tiếp. Theo đó, huyện tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh quảng bá tiềm năng du lịch, ưu tiên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển du lịch với điểm nhấn du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch cộng đồng; tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Bùi Minh
Bên cạnh loại hình du lịch cộng đồng, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Cao Phong là Thung Nai, Bình Thanh có nhiều tiềm năng về địa lý, tự nhiên và môi trường phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Nơi đây còn có điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh, nhất là vào dịp đầu năm.
Cách Hà Nội khoảng 150km Khu du lịch quốc gia Mộc Châu vừa là cửa ngõ của tỉnh Sơn La, vừa là cầu nối du lịch thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh vùng Tây Bắc, được đánh giá là một trong những khu du lịch quốc gia quan trọng nhất trên hành lang du lịch "Qua miền Tây Bắc” trên tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 6.
Thời gian qua, dự án khu du lịch thiên nhiên Robinson được cho là chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thay đổi về quy mô dự án. Để dự án sớm đưa vào hoạt động rất cần sự vào cuộc hỗ trợ từ các cấp chính quyền cũng như sự tích cực hơn nữa của chủ đầu tư.
Nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hoà Bình, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện vùng cao Đà Bắc giàu tiềm năng phát triển du lịch, điểm nhấn là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng (DLCĐ).
Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.
Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.