(HBĐT) - Thực hiện Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 500) của Chính phủ, tỉnh Hoà Bình có 32 đội viên được phân về 2 huyện Kim Bôi và Đà Bắc. Nhìn lại nửa chặng đường Đề án đã qua, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận vẫn còn đó trăn trở, băn khoăn...

Động lực phát triển nông thôn miền núi

Thực hiện Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn TTTTN về các xã ở địa bàn 62 huyện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) giai đoạn 2013 - 2020 (gọi tắt là Đề án 500), sau quá trình tuyển chọn, tháng 7/2015, Sở Nội vụ ra Quyết định phân công 32 đội viên về nhận nhiệm vụ tại huyện Đà Bắc và huyện Kim Bôi. Đến nay, sau hơn 3 năm thực hiện, Đề án 500 đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các xã được bố trí đội viên TTTTN đã bổ sung thêm nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn tốt, được đào tạo cơ bản phù hợp với các vị trí công tác được giao. Các đội viên cũng phát huy tốt vai trò tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH, góp phần thúc đẩy công tác xoá đói, giảm nghèo và xây dựng NTM.

Điều này đã được ghi nhận qua thực tế tại các địa phương. Theo đó, trong quá trình được phân công nhiệm vụ công tác, đội viên TTTTN đã phát huy tốt phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển KTXH. Điển hình như đội viên Bùi Văn Trình ở xã Hợp Đồng (Kim Bôi) được phân công về địa phương với chức danh công chức Địa chính - nông nghiệp. Bùi Văn Trình luôn phát huy tốt vài trò, tham mưu tích cực, hiệu quả cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong nhiều lĩnh vực công tác, được cấp uỷ, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển KT-XH. Điển hình như đội viên Bùi Văn Trình ở xã Hợp Đồng (Kim Bôi) được phân công về địa phương với chức danh công chức địa chính - nông nghiệp. Bùi Văn Trình luôn phát huy tốt vài trò, tham mưu tích cực, hiệu quả cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong nhiều lĩnh vực công tác, được cấp uỷ, chính quyền địa phương đánh giá cao.


Quá trình công tác tại địa phương, đội viên trí thức trẻ tình nguyện Quách Văn Huân (thứ 2 từ trái sang) luôn được cấp ủy, chính quyền xã Hào Lý (Đà Bắc) đánh giá cao trong việc tham mưu giúp xã triển khai thực hiện công tác văn hóa- xã hội cũng như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân.

Đồng chí Hoàng Văn Toán, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Đồng cho biết: Trước đây, xã có cán bộ địa chính - nông nghiệp nhưng phát huy chưa tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, sản xuất chưa đảm bảo thời vụ gieo cấy, việc áp dụng KHKT vào sản xuất còn hạn chế... Tuy nhiên, hiện nay, với sự tham mưu hiệu quả của đội viên TTTTN thì công tác chỉ đạo sản xuất của xã có bước chuyển biến tích cực. Đặc biệt là trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đưa KHKT vào sản xuất. Từ sự tham mưu của đội viên TTTTN, năm 2016, lần đầu tiên xã chuyển đổi 3 ha đất sản xuất lúa 1 vụ bấp bênh sang thí điểm trồng cây bí đỏ lấy hạt. Sau năm đầu tiên, thấy rõ hiệu quả cây bí mang lại, đến nay, cả xã mở rộng diện tích trồng bí đỏ lấy hạt lên 18 ha ở cả 7/7 xóm với thu đạt hơn 100 triệu đồng/ha/vụ. Không chỉ vậy, đội viên TTTTN Bùi Văn Trình còn tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương tận dụng diện tích đất ven đồi, các chân ruộng kém hiệu quả trồng cỏ nuôi trâu, bò sinh sản. Tuy mới được triển khai thực hiện cách đây hơn 2 năm nhưng cho đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả tích cực. Đàn trâu, bò sinh sản được nuôi nhốt ban đầu chỉ có 7 con đến nay đã phát triển lên hơn 40 con. Nhờ đó, đời sống kinh tế của nhiều hộ gia đình trong xã đã được cải thiện đáng kể.

Không riêng đội viên Bùi Văn Trình mà các đội viên TTTTN khi được phân công về các địa phương đã phát huy tốt khả năng, năng lực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công. Điển hình như đội viên Hồ Xuân Sang được phân công nhiệm vụ làm cán bộ tư pháp - hộ tịch tại xã Sơn Thuỷ (Kim Bôi). Từ khi được bố trí công tác tại xã, đội viên Hồ Xuân Sang đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó đã tham mưu tích cực cho chính quyền thực hiện hiệu quả công tác tư pháp - hộ tịch bằng việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thông tin, dữ liệu dân cư; tham mưu cho xã thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận "một cửa”.

Trước đây, khi người dân đến giải quyết các hồ sơ, giấy tờ có liên quan gặp nhiều khó khăn do bản thân họ, thậm chí ngay cả cán bộ tiếp nhận, giải quyết cũng chưa nắm chắc các quy định về giải quyết TTHC. Sau khi được phân công về xã, Hồ Xuân Sang đã tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền đổi mới mô hình hoạt động tại bộ phận giao dịch hành chính của xã thành bộ phận "một cửa liên thông”. Nhờ vậy, tiến độ giải quyết công việc nhanh hơn nhiều, mức độ hài lòng của người dân cũng được nâng lên; các TTHC được đóng bảng, niêm yết công khai, rõ ràng để người dân tìm hiểu, nắm bắt.   

Không chỉ làm tốt nhiệm vụ được phân công, Hồ Xuân Sang còn mạnh dạn đề xuất đưa mô hình trồng nghệ dưới tán cây ăn quả hoặc trồng xen vào các cây chưa khép tán vào triển khai thực hiện. Mô hình đã thu hút được hơn 20 hộ dân trong xã tham gia, nguồn thu khoảng 60 triệu đồng/ha. Đáng nói hơn, Hồ Xuân Sang vừa là người cung cấp cây giống cũng là người trực tiếp đứng ra bao tiêu, thu mua sản phẩm cho người dân.

Cùng với các đội viên ở huyện Kim Bôi, các đội viên TTTTN ở huyện Đà Bắc đã và đang phát huy sức trẻ, mạnh dạn tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp mới, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phát triển KT-XH.

Qua 3 năm thực hiện nhiệm vụ, đội viên Quách Ngọc Huân ở xã Hào Lý đã phát huy tốt vai trò tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, nhất là góp phần tích cực xây dựng các nội dung, chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đội viên Bùi Đình Cương ở xã Đoàn Kết đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền triển khai thực hiện hiệu quả ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính - kế toán ở địa phương...

Còn đó những băn khoăn, trăn trở

Theo thống kê, tính đến ngày 15/3/2018, toàn tỉnh có 30 đội viên TTTTN công tác tại 30 xã thuộc 2 huyện Đà Bắc, Kim Bôi (mỗi huyện còn 15 đội viên), giảm 2 đội viên so với khi bắt đầu triển khai Đề án. Trong số 30 đội viên, có 8 đội viên được phân công nhiệm vụ công tác văn phòng - thống kê; 6 đội viên được phân công nhiệm vụ địa chính - nông nghiệp; 4 đội viên được phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực văn hoá - xã hội; 8 đội viên được phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính - kế toán; 4 đội viên được phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch.

Quá trình tìm hiểu, có một thực tế là hầu hết các xã được bố trí đội viên TTTTN về công tác đều đánh giá cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ cũng như thể hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành lĩnh vực công tác mà họ được phân công. Trong đó, có 16 đội viên được giới thiệu và cử đi học các lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng, 5 đội viên được kết nạp Đảng, 4 đội viên đang được theo dõi để kết nạp Đảng.

Với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm thực tế từ quá trình công tác tại cơ sở, đội viên trí thức trẻ tình nguyện Bùi Văn Trình (trái) xã Hợp Đồng (Kim Bôi) đã tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả cao.

Tuy vậy vẫn những băn khoăn, trăn trở. Theo đồng chí Vũ Thị Thuỷ, Phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Kim Bôi: Hàng năm, huyện đều tổ chức gặp mặt để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các đội viên. Tại đây, các em đã mạnh dạn trao đổi thẳng thắn về những băn khoăn trong việc bố trí công tác như thế nào khi kết thúc đề án?, nhất là trong khi tỉnh đang quyết liệt thực hiện tinh giản biên chế và thực hiện Đề án sáp nhập xã. Trong khi các xã, thị trấn và các huyện đều đã đủ số lượng công chức theo quy định? Những câu hỏi này huyện cũng đã ghi nhận và kiến nghị lên cấp có thẩm quyền. Đội viên Bùi Văn Trình ở xã Hợp Đồng (Kim Bôi) cũng thẳng thắn: Khi chúng em tham gia đề án chỉ có mong muốn và nguyện vọng sau khi kết thúc đề án được tỉnh, huyện bố trí công việc phù hợp để tiếp tục cống hiến. Đến nay, khi đề án đã đi được hơn nửa chặng đường, nhiều bạn băn khoăn không biết khi kết thúc, việc bố trí việc làm cho đội viên như thế nào. Dù vậy, chúng em cũng xác định còn một ngày là đội viên TTTTN thì cũng phải cố gắng hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, theo đồng chí Lý Thị Phượng, Phó trưởng phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên (Sở Nội vụ) thì: Đối với tỉnh Hòa Bình đây là lần thứ 3 triển khai đề án, đưa TTTTN về phát triển nông thôn miền núi ở các xã ĐBKK. Trong đó, 2 đề án trước do Tỉnh Đoàn chủ trì. Quá trình triển khai đề án các đội viên về cơ sở thực hiện rất tốt nhiệm vụ, mục tiêu chương trình; tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng các mô hình kinh tế; giải quyết nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, nhìn lại 3 năm triển khai Đề án 500, Sở Nội vụ đã tổ chức lấy phiếu thăm dò tại cơ sở. Qua đó, về phía cơ sở đã phản ánh là có một số đội viên chưa thực sự năng động, họ chỉ biết thực hiện tốt nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công. Việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền còn hạn chế; giao lưu, tiếp xúc cũng như tham gia hỗ trợ, giúp đỡ kết nối với người dân cũng chưa được sâu sắc và thường xuyên. Đáng lưu ý, sau 3 năm thực hiện đề án mới chỉ có 3 mô hình do đội viên Đề án 500 tham mưu triển khai hiệu quả gồm mô hình ứng dụng CNTT trong giải quyết các TTHC của đội viên tại thị trấn Bo và mô hình trồng cây nghệ của đội viên ở Sơn Thủy (Kim Bôi), mô hình ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính - kế toán của đội viên ở Đoàn Kết (Đà Bắc). Như vậy cũng có thể thấy rằng, đa phần đội viên mới tập trung làm tốt phần việc của mình chứ chưa phát huy được hết khả năng cũng như năng lực làm tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương xây dựng các mô hình, giải quyết những tồn tại, vướng mắc một cách hiệu quả. Chúng tôi mong rằng, từ này đến khi kết thúc đề án, các đội viên TTTTN sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, phát huy tốt vai trò, mạnh dạn tham mưu cho các địa phương xây dựng, triển khai thực hiện thêm nhiều mô hình phát triển KT-XH. Họ có thể làm được điều đó bởi họ là những trí thức trẻ được đào tạo, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm công tác.

Mạnh Hùng

Sẽ đảm bảo bố trí, tuyển dụng chức danh công chức đối với các đội viên Đề án 500

Hiện nay, Sở Nội vụ đang tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc xét tuyển đối với các đội viên Đề án 500. Việc xét tuyển sẽ được thực hiện trên cơ sở sau khi rà soát lại biên chế còn thiếu ở những xã đặc biệt khó khăn, xã mà các đội viên đang công tác. Theo đó sẽ thực hiện quy chế xét tuyển từ năm 2018 - 2020. Như vậy, cho đến kết thúc đề án sẽ cố gắng đảm bảo bố trí, tuyển dụng chức danh công chức cho các đội viên theo quy định.

Tuy nhiên cũng phải nói thêm là các đội viên này phải là người hoàn thành tốt nhiệm vụ; phải nắm được kiến thức để tham gia xét tuyển. Nếu thông qua xét tuyển mà không đáp ứng được yêu cầu thì cũng không thể bố trí được. Do vậy, các đội viên trí thức trẻ phải đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm, công tác về đòi hỏi phải hết sức cố gắng. Các đội viên này có thuận lợi hơn các người khác là đã qua thực tế, có kinh nghiệm công tác nên việc xét tuyển có điều kiện, cơ hội thuận lợi hơn. Kế hoạch của tỉnh và hướng tham mưu của Sở cũng theo chủ trương này. Còn việc tổ chức thực hiện Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh thực hiện từ năm 2018 trở đi.

Nguyễn Viết Trọng

Giám đốc Sở Nội vụ 

 

Chính sách thu hút trí thức trẻ về tham gia phát triển nông thôn, miền núi là động lực quan trọng cho sự phát triển của địa phương 

Quá trình triền khai Đề án 500 ở Đà Bắc luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện, xã; sự ủng hộ và tạo điều kiện của cán bộ, công chức và nhân dân địa phương.

Với địa bàn còn nhiều khó khăn như Đà Bắc, chúng tôi xác định đây chính là động lực quan trọng cho sự phát triển của địa phương. Bởi các đội viên Đề án 500 đều tốt nghiệp đại học, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với từng chức danh công chức cấp xã và phù hợp với nhu cầu của địa phương. Đồng thời, tạo nguồn cán bộ có chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác để bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp trong những năm tới. Do vậy, mong cấp trên có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho địa phương tuyển dụng các đội viên có năng lực, trình độ chuyên môn xuất sắc trở thành cán bộ, công chức để bổ sung cho các địa phương ngay trong quá trình triển khai đề án.

Bàn Kim Quy

Trưởng phòng Nội vụ huyện Đà Bắc


Các tin khác


Xăng E5 từng bước chiếm lĩnh thị trường

(HBĐT) - Xăng là mặt hàng thiết yếu, liên quan mật thiết đến hoạt động của người dân. Do đó, thông tin từ ngày 1/1/2018 xăng RON 92 bị "khai trừ” trên thị trường, thay vào đó là xăng sinh học E5 RON 92 (xăng E5) được nhân dân quan tâm. Sau hơn hơn 1 tháng triển khai, còn một số ý kiến băn khoăn, e dè xung quanh tin tưởng loại xăng này. Điều này thể hiện rõ qua việc tiêu thụ xăng E5 ngày càng tăng và từng bước chiếm lĩnh thị trường.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2018

(HBĐT) - Trong dịp Tết Nguyên đán, lễ hội đầu năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, là cơ hội để người kinh doanh đưa nhiều hàng hóa ra thị trường. Đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều hàng giả, thực phẩm không an toàn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung đông người.

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết và mùa lễ hội

(HBĐT) - Năm 2017, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) được Uỷ ban ATGT Quốc gia lấy chủ đề "Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu nhi” và tinh thần "Tính mạng con người là trên hết”. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của toàn xã hội, các cấp, các ngành đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nên tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm 2016.

Để viễn thông - internet là nền tảng hội nhập và phát triển

(HBĐT) - Trong thời đại công nghệ số, viễn thông - internet là những phương tiện hữu hiệu để phát triển KT-XH, đem lại cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp hơn với đầy đủ phương tiện thông tin. Bởi vậy, quan tâm đầu tư phát triển viễn thông - Internet trên địa bàn là việc làm cần thiết để tạo nền tảng hội nhập và phát triển.

Nhìn lại 4 năm thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt

(HBĐT) - Luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt được xem là nội dung quan trọng hàng đầu cần được tái cơ cấu (TCC) mạnh mẽ để góp phần quyết định mức độ thành công của quá trình TCC ngành nông nghiệp tỉnh ta. Nhìn lại 4 năm (2014 – 2017) thực hiện TCC lĩnh vực trồng trọt, có thể thấy các địa phương trong tỉnh đã tạo được nhiều chuyển biến rõ rệt và thực chất nhằm thúc đẩy lĩnh vực này phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng với những giá trị bền vững.

Xử lý rác thải y tế - những vấn đề đặt ra

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành Y tế, tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 613 kg /ngày, trong đó lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thành phố khoảng 474kg/ngày; lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn khoảng 139kg/ngày. Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 2.560 giường bệnh. Do vậy, tổng khối lượng chất thải y tế dự báo ước tính hơn 3.600kg/ngày, trong đó chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính 832kg/ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục