(HBĐT) - Mỗi năm, nhu cầu sử dụng 3 loại vật tư thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh cần khoảng 1.900 tấn lúa, 700 tấn ngô giống; 145.000 tấn phân bón, trong đó, 45.000 tấn đạm urê, 55.000 tấn lân, 35.000 tấn ka li; 250 - 300 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Vật tư nông nghiệp (VTNN) là hàng hóa thiết yếu quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm, sức khỏe người tiêu dùng. Bởi lẽ đó, vấn đề quản lý, kiểm soát chất lượng và việc sử dụng mặt hàng này được các ngành chức năng đặc biệt quan tâm nhằm góp phần ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và môi trường sinh thái.


Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh kiểm tra việc thực hiện các quy trình trong kinh doanh mặt hàng vật tư nông nghiệp tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy).

Vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng giảm lưu thông nhưng còn nguy cơ tiềm ẩn

Đó là nhận định của các ngành chức năng như: Công an, Quản lý thị trường (QLTT), NN&PTNT qua quá trình thanh, kiểm tra, kiểm soát thị trường và ý kiến phản ánh của người dân tại các cuộc tiếp xúc cử tri, giám sát của HĐND tỉnh, huyện.

Vụ việc vận chuyển, kinh doanh VTNN gần đây nhất được lực lượng liên ngành Ban chỉ đạo 389 chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại phát hiện, xử lý vào hồi cuối tháng 2/2019. Theo đó, Đội QLTT số 6 phối hợp với Đội 4, Phòng PC 03 (Công an tỉnh) kiểm tra xe ô tô BKS 29C - 034.84 do ông Phạm Văn Tiến, quê quán tỉnh Hải Dương làm chủ. Căn cứ vào lỗi vi phạm vận chuyển hàng hóa là thuốc BVTV vi phạm nhãn hàng hóa, Cục trưởng Cục QLTT đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 61 triệu đồng.

Thị trường cung ứng VTNN của tỉnh hiện nay khá phong phú, đáp ứng nhu cầu VTNN cho sản xuất. Thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có 549 cơ sở kinh doanh VTNN, chủ yếu là cơ sở kinh doanh phân bón, một số cơ sở kinh doanh cả 3 mặt hàng gồm: giống, thuốc BVTV, phân bón và một số điểm bán có tính chất thời vụ. Có một thực tế là vấn đề quản lý chất lượng VTNN chưa đều khắp. Hàng năm, nếu tính thanh, kiểm tra theo kế hoạch của các đơn vị cấp tỉnh chỉ đạt khoảng 10% tổng số cơ sở. Đối với cấp huyện có thực hiện thanh tra theo chuyên đề nhưng xét về mặt tổng thể, chuyên sâu thì còn bị hạn chế.

Đồng chí Trương Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục QLTT tỉnh cho biết: Trong khoảng 2-3 năm gần đây, tình trạng vận chuyển, kinh doanh, buôn bán VTNN giả, kém chất lượng ít xảy ra. Việc chấp hành các điều kiện kinh doanh về thuốc, phân bón được cải thiện, đơn cử như điều kiện bằng cấp chuyên môn, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng... Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng buôn bán theo mùa vụ, không có chứng nhận đăng ký kinh doanh đủ điều kiện. Lĩnh vực này thuộc quản lý của cấp chính quyền địa phương. Cá biệt ở nhiều chợ phiên vẫn còn tình trạng bày bán giống, phân bón. Đây là những nơi tiềm ẩn thuốc, giống, phân bón giả, kém chất lượng.

Đối với thanh, kiểm tra cấp tỉn, trong 7 tháng qua, thực hiện Kế hoạch số 1239 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng, Ban chỉ đạo 389 tỉnh đã thành lập đoàn liên ngành kiểm tra 147 cơ sở, phát hiện và xử phạt hành chính 17 cơ sở, tổng tiền phạt trên 86 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là không thực hiện niêm yết giá theo quy định, để phân bón tiếp xúc trực tiếp xuống nền nhà, không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc BVTV, kinh doanh hàng quá hạn sử dụng, không duy trì đầy đủ các điều kiện trong kinh doanh theo quy định. Riêng cơ quan thanh tra chuyên ngành NN&PTNT đã tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN, lấy 8 mẫu VTNN gồm 4 mẫu phân bón, 4 mẫu thuốc BVTV gửi đi phân tích. Kết quả có 4 mẫu vi phạm về chất lượng, gồm: 1 mẫu thuốc, 3 mẫu phân bón không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trong quý III và IV năm nay, công tác phòng, chống buôn lậu, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng tiếp tục được đẩy mạnh thông qua việc mở lớp tập huấn kiến thức về hàng thật, hàng giả đối với ngành hàng VTNN. Ban chỉ đạo 389 tỉnh cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, đơn vị thuộc ngành tăng cường quản lý Nhà nước về chất lượng VTNN. Lấy mẫu VTNN kiểm định chất lượng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định. Tích cực tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; tăng cường các đợt thanh, kiểm tra các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh phân bón, thuốc BVTV có dấu hiệu vi phạm, lập lại trật tự trong kinh doanh phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn.

Có chuyển biến trong sử dụng vật tư nông nghiệp nhưng còn chậm

Với mức độ tập trung đầu tư thâm canh trong trồng trọt ngày càng cao, nhu cầu sử dụng giống mới, ưu việt, các loại thuốc, phân bón của bà con nông dân trong tỉnh ngày càng lớn. Một thực trạng dễ thấy đó là vấn đề an toàn lao động cho người phun thuốc BVTV chưa được nhiều chủ sử dụng lao động quan tâm hoặc quan tâm có mức độ, nhất là đối với cây mía và cây có múi. Riêng về an toàn sức khỏe người tiêu dùng, đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho rằng: Mặt hàng nông sản của tỉnh cơ bản đảm bảo an toàn. Mặc dù diện tích được chứng nhận VietGAP, hữu cơ hiện mới đạt khoảng trên 1.000 ha, tương đương 10%, sức ép về năng suất, thu hồi vốn đầu tư cho sản xuất là có nhưng với nhận thức của số đông người sản xuất được nâng lên, nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh ghi nhận đảm bảo chất lượng sạch, an toàn.


Nông dân trồng bưởi xóm Tân Hương, xã Thanh Hối (Tân Lạc) ươm cây giống cung cấp cho thị trường. 

Một minh chứng nữa trong quá trình kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng kết hợp lấy mẫu đưa đi phân tích kiểm nghiệm cho thấy, trong 2 - 3 năm nay, dư lượng thuốc BVTV nếu có cũng chỉ hãn hữu. Về kỹ thuật trồng, bón phân, chăm sóc, thực hành nguyên tắc "4 đúng" trong sử dụng thuốc BVTV, đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đánh giá nông dân có sự chuyển biến trong áp dụng biện pháp kỹ thuật nhưng còn chậm. Có một lưu ý trong thực hành nguyên tắc "4 đúng" (đúng thuốc - đúng liều - đúng lúc - đúng cách), bà con thường không "đúng lúc" với những đối tượng sâu bệnh hại mới, không thực hiện xử lý như cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Đơn cử như đối tượng sâu keo mùa thu xảy ra thời gian gần đây do người dân chưa quen nên sử dụng thuốc muộn. Mặc khác, sự lây lan sâu keo mùa thu diện rộng một phần do sự vào cuộc chậm trễ của chính quyền địa phương và người dân không làm đúng theo chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn dẫn đến vấn đề xử lý dịch bệnh còn lúng túng, chất lượng, hiệu lực xử lý không cao, không đồng bộ.

Giống, phân bón, thuốc BVTV là VTNN "đầu vào" quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế và chất lượng nông sản. Bên cạnh những chuyển biến trong cộng đồng người sản xuất về nhận thức, tư duy ứng dụng, kỹ thuật sử dụng VTNN vẫn còn một số nông dân hạn chế về trình độ, vốn, kỹ thuật, cũng như tâm lý e dè, không muốn thay đổi, làm theo kinh nghiệm nên chưa phát huy được tiềm năng phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là do hạn chế về vốn nên việc đầu tư VTNN cho sản xuất nông nghiệp chưa mạnh mẽ. Ngành NN&PTNT trong những năm gần đây đã triển khai đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, bổ sung kiến thức, kỹ thuật, trọng tâm là hướng dẫn kỹ thuật chọn giống, quy trình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong canh tác, chăm sóc cây trồng. Đồng thời, tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) theo hướng đảm bảo ATTP để nông dân học hỏi. Trong 7 tháng năm nay, ngành NN&PTNT đã cấp phát 5.000 sổ tay hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trên cây có múi và cây rau, 50.000 tờ rơi hướng dẫn sử dụng nước sạch và thu gom bao gói thuốc BVTV ở 11 huyện, thành phố. Triển khai 33 lớp tập huấn chuyên đề về quản lý sản xuất, kinh doanh VTNN, tập huấn trên cây rau, cây ăn quả có múi cho 1.200 người. Bà con nông dân trong tỉnh cần lưu tâm trong việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón hiện nay cần được tiếp tục áp dụng kỹ thuật tốt hơn để đảm bảo cả về chất và lượng cây trồng. Nhất là nhóm cây ăn quả có múi cần chặt chẽ hơn về thời gian cách ly sử dụng thuốc BVTV đối với loại quả có múi chín sớm, chín muộn. Đối với các loại quả cho thu đúng vụ, nông dân thường không xử lý bằng thuốc BVTV hoặc hàm lượng sử dụng thấp, thời gian cách ly đảm bảo an toàn.

Bùi Minh


Nhóm ý kiến: 

 

Tăng cường lấy mẫu kiểm định chất lượng vật tư nông nghiệp

Bên cạnh hoạt động thanh, kiểm tra, Sở NN&PTNT đã tăng cường công tác lấy mẫu, giám định phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Việc triển khai, thực hiện đảm bảo quy trình, quy định.

Trong 7 tháng qua, ngành NN&PTNT đã kiểm tra 53 cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN, tiến hành xử lý 1 cơ sở xếp loại C. Thanh tra theo kế hoạch đối với 5 cơ sở trên địa bàn huyện Cao Phong, lấy 8 mẫu vật tư nông nghiệp. Thanh tra đột xuất đối với 2 cơ sở kinh doanh VTNN, lấy 10 mẫu hạt giống, 3 mẫu phân bón để kiểm nghiệm chất lượng. Tiến hành 1 cuộc kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy định của pháp luật trong buôn bán, lưu thông thuốc trừ cỏ với 7 cơ sở trên địa bàn 4 huyện (Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy), lấy 4 mẫu thuốc trừ cỏ Wamrin 800WP để phân tích, kiểm nghiệm chất lượng theo yêu cầu. Qua đó là căn cứ để xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

 

Nguyễn Hữu Tài

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản


Nông dân tránh mua vật tư nông nghiệp ở chợ phiên, điểm bán thời vụ

Hiện, vẫn còn một bộ phận bà con vùng sâu, xa có thói quen mua VTNN ở các chợ họp theo phiên, thậm chí chưa để ý nhiều đến nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, hạn sử dụng. Tình trạng tư thương trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng không chỉ xảy ra đối với mặt hàng VTNN mà còn ở một số mặt hàng khác thường bán ở chợ phiên.

Là tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân không mua VTNN tại những điểm bán không có địa chỉ rõ ràng. Khi mua hàng cần chú ý đến việc nhận diện sản phẩm chất lượng qua tem nhãn, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng... Có như vậy mới giúp bà con không bị thiệt thòi khi mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đảm bảo yếu tố "đầu vào" sản xuất.

Trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng... người tiêu dùng hãy liên hệ ngay và thông tin cho cơ quan Quản lý thị trường, Công an, chính quyền cơ sở... hoặc Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để được tư vấn, hướng dẫn khiếu nại nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Liên hệ với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh theo số điện thoại đường dây nóng 02183.603.262 hoặc Tổng đài tư vấn hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 của Bộ Công Thương.

 

Phạm Hữu Chiến

Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh

 

Mong được tham gia tập huấn chuyên đề về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp

Quá trình kinh doanh mặt hàng VTNN, tôi nhận thấy nhu cầu mua các vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất của bà con trong vùng rất lớn và đa dạng.

Hàng năm, các đoàn của tỉnh, huyện có đến thanh, kiểm việc kinh doanh tại cơ sở và lưu ý, nhắc nhở để cơ sở hoàn thiện hơn về điều kiện kinh doanh, thực hiện chấp hành các quy định về chất lượng VTNN. Trong nhập nguồn hàng hóa, tôi quan tâm đến các chủng loại phân bón, thuốc BVTV có danh tiếng trên thị trường hoặc đã được người sử dụng tin dùng, phù hợp từng loại cây trồng, tư vấn cho khách hàng để sử dụng vào sản xuất cho hiệu quả cao. Tại cửa hàng, tất cả các mặt hàng đều được niêm yết giá, bày bán trên kệ...

Tôi mong muốn được các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến công tác tuyên truyền, tập huấn chuyên đề về quản lý sản xuất, kinh doanh VTNN cho các cơ sở, hộ kinh doanh VTNN. Từ đó, cơ sở, hộ kinh doanh nắm bắt được các quy định hiện hành, chủ động nắm bắt, kịp thời khắc phục một số điều kiện quy định khi sản xuất, kinh doanh và các chế tài xử lý khi vi phạm.

Đỗ Quốc Hương

Xóm Mỹ Tân, xã Tân Thành (Lương Sơn)


Các tin khác


Việc làm cho lao động mất đất: Làm gì để người nông dân không bị bỏ rơi

(HBĐTT) - Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 200 dự án đầu tư, thu hồi hàng nghìn ha đất, chủ yếu là đất nông nghiệp, đất rừng. Ngoài ra, toàn tỉnh đang triển khai 8 dự án về khu đô thị mới có thu hồi đất của nông dân. Trong đó, huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình là những địa phương nông dân bị thu hồi đất sản xuất nhiều nhất. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là một tất yếu nhằm thúc đẩy KT-XH phát triển. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đô thị hóa là những người nông dân mất đất, mất nghề. Làm gì để những người nông dân không bị bỏ lại phía sau là trăn trở của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.

Không để cầu dân sinh trở thành hiểm họa

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở GTVT, trên địa bàn tỉnh hiện có 347 cây cầu dân sinh, trong đó có 65 cầu treo, còn lại chủ yếu là cầu bê tông cốt thép. Hệ thống này được phân bố rải rác trên những địa hình đồi núi cao, bị chia cắt phức tạp, đan xen với mạng lưới đường giao thông nông thôn, hiện có nhu cầu đầu tư rất lớn do xuống cấp sau nhiều năm sử dụng. Giữ vai trò trọnag yếu trong kết nối giao thông tại các địa bàn còn nhiều khó khăn, những cây cầu dân sinh lâu nay luôn là lựa chọn không thể thay thế nhưng cũng chính vì vậy, khi đã xuống cấp nghiêm trọng mà chưa có điều kiện sửa chữa, chúng thực sự trở thành những hiểm họa.

Hướng tới môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch và bình đẳng

(HBĐT) - Nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, thân thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) cấp tỉnh để các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn sản xuất, kinh doanh (SX-KD) có hiệu quả; thu hút nhiều hơn nữa DN có năng lực đầu tư đến tỉnh Hòa Bình. Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết liệt, rốt ráo lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành vào cuộc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để tạo sự chuyển biến tích cực đối với chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI).

Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Trong thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh luôn nỗ lực tạo sự bình đẳng giữa trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) với mặt bằng trẻ em nói chung về cơ hội phát triển và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nước sạch và các dịch vụ phúc lợi xã hội. "Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em DTTS” là chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2019, diễn ra từ ngày 1 - 30/6/2019. Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, ngày 25/4/2019, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2019 trên địa bàn tỉnh.

Đừng biến mình thành kẻ giết người sau tay lái

(HBĐT) - Ngày 10/5/2019, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công văn số 560/TTg-CN yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban ATGT quốc gia, UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) do uống rượu, bia. Điều đó cho thấy, việc người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm quy định về nồng độ cồn đã và đang trở thành một vấn nạn nhức nhối cần được loại bỏ trong đời sống xã hội.

Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng

(HBĐT) - Vì sức khỏe người tiêu dùng, người sản xuất, chăn nuôi tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm... Người tiêu dùng không được ham rẻ mà cần kiên quyết, mạnh dạn nói không với thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Mạnh dạn tố cáo với chính quyền khi gặp hàng giả, kém chất lượng - đó là thông điệp hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2019 với chủ đề "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục