HBĐT)- Ngày 14/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các Bộ, ngành và 25 tỉnh, thành trong vùng ảnh hưởng ứng phó với bão số 10. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ngành thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh.


Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng phát biểu chỉ đạo các sở, ngành tập trung ứng phó với bão số 10

Bão số 10 đang di chuyển nhanh hướng về vùng biển và đất liền nước ta. Theo dự báo sẽ tiếp tục mạnh lên, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão trên biển có thể đạt cấp 12 – 13, giật cấp 12. Từ ngày 15 – 16/9 bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền nước ta với sức gió mạnh dần lên cấp 9 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 – 12, giật cấp 14 – 15, kèm theo nước dâng, mưa lớn trên diện rộng. Đây là cơn bão rất mạnh, diễn biến của bão phức tạp.

 Các điểm cầu địa phương đã báo cáo nhanh về tình hình triển khai công tác ứng phó với bão số 10, theo đó đến nay việc ứng phó với bão được các địa phương đặt lên hàng đầu, đặc biệt là các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và an toàn các công trình.

 Phát biểu kết luận, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Trình Đình Dũng nhấn mạnh: Bão số 10 là cơn bão mạnh nhất trong 10 năm trở lại đây. Yêu cầu Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó với sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với bão. Các Bộ, ngành, địa phương gấp rút triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả, giảm thiểu thấp nhất các thiệt hại. Thực hiện nghiêm Công điện số 1369/CĐ – TTg về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó bão số 10. Chủ động các các phương án đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển, hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam và các liên doanh của ta trên biển. Đặc biệt là an toàn cho người, phương tiện, cơ sở vật chất của lực lượng vũ trang hoạt động trên biển. Kiểm soát chặt các tàu thuyền hoạt động ven bờ, ven biển, tiến hành cấm biển từ đêm 14/9. Đối với sản xuất nông nghiệp, các địa phương chỉ đạo bà con tập trung thu hoạch lúa, hoa màu tại vùng nguy cơ ảnh hưởng do bão, chủ động tiêu úng đảm bảo sản xuất và hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho sản xuất; tập trung sơ tán triệt để người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, bảo vệ các công trình xây dựng bằng các biện pháp gia cố, chằng chống; tích cực thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đâp, thủy lợi, thủy điện; Các cơ quan thông tin đại chúng cập nhật, thông báo, tăng thời lượng thông tin, cảnh báo về tình hình diễn biến cơn bão để các cấp chính quyền và người dân chủ động các biện pháp phòng, tránh.      

 Tỉnh ta là 1 trong 25 địa phương bị ảnh hưởng của bão số 10, lượng mưa dự báo từ 50 – 150mm, có nơi 200mm, đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở. Để chủ động phòng, tránh, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành thành viên BCH PCTT & TKCN thực hiện kế hoạch kiểm tra việc ứng phó với bão số 10 theo địa bàn phụ trách, chủ động theo dõi, nắm bắt và trực tiếp báo cáo với tỉnh. Để đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu, cùng với Thủy điện Sơn La, Thủy điện Hòa Bình tiếp tục duy trì và tới đây sẽ xả thêm 2 cửa nhằm chống lũ, giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu.

                                                                            Tin, ảnh; Bùi Minh

Các tin khác


Bão số 10 di chuyển nhanh trên Biển Đông, giật cấp 15

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và mạnh lên.

Bão số 10 đang mạnh lên, hướng vào Thanh Hóa và Hà Tĩnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 4 giờ ngày 13-9, vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 610 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 đến 75 km/giờ), giật cấp 11.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình “Mở rộng quy mô VS&NSNT dựa trên kết quả”

(HBĐT) - Sáng 12/9, Ban điều hành Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn (VS&NSNT) dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) tỉnh Hòa Bình tổ chức họp bàn về tình hình triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban điều hành chủ trì buổi làm việc.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Bài 2: Bảo hộ sở hữu trí tuệ mang tới những giá trị mới cho đặc sản địa phương 

 (HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 34 sản phẩm được các huyện, thành phố thống kê là đặc sản địa phương. Trong khi đó, mới có 8 sản phẩm mang tên địa danh được bảo hộ thành công quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Đây là các tài sản trí tuệ (TSTT) được "khoác tấm áo đặc biệt” nhằm xác lập vị thế nhất định trên thị trường, đồng thời có thêm những giá trị mới để nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển thương hiệu lên tầm cao mới.

Đảm bảo an toàn hạ lưu và khu vực lòng hồ khi xả lũ, tích nước hồ chứa thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - Ban Chỉ huy phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh vừa có công văn về việc đảm bảo an toàn hạ lưu và khu vực lòng hồ khi xả lũ và tích nước hồ chứa thủy điện Hòa Bình.

Bài 1: Nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ

(HBĐT) - Nền kinh tế thị trường hiện nay bản chất là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới và phát triển sản phẩm. Cùng với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh, điều kiện tiên quyết để đưa sản phẩm ra thị trường lớn là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN), việc bảo hộ quyền SHTT đối với các tài sản trí tuệ (TSTT) có vai trò ngày càng quan trọng. Nhưng đáng tiếc tại tỉnh ta, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa nhận biết được tầm quan trọng đó, dẫn tới việc bỏ lỡ cơ hội vươn xa cho sản phẩm đặc trưng của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục