Đến cuối giờ chiều ngày 2-11, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) không còn gây ảnh hưởng đến Cà Mau, tình hình an ninh trật tự tại địa phương ổn định. Tuy nhiên, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tiếp tục công tác ứng phó cơn bão số 12 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.



Tàu cá neo đậu dày đặc ở miền biển Rạch Gốc (Ngọc Hiển) chờ bão 12 qua đi mới dám ra khơi.

Tại nhiều cửa biển ở Cà Mau như: Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân), Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), Khánh Hội (huyện U Minh), Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển),… thời tiết đã hết âm u, tàu cá có thể ra biển hoạt động trở lại, nhưng các chủ tàu cương quyết không ra khơi bởi trên Biển Đông đang có cơn bão mạnh (bão số 12).

Ở nhiều tuyến kênh, rạch thông ra biển nhưng không có Trạm kiểm soát biên phòng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau cử lực lượng chốt chặn, đề phòng các phương tiện khai thác nhỏ bất chấp thời tiết nguy hiểm ra biển đánh bắt hải sản.

Trên địa bàn các xã ven biển của huyện Đầm Dơi như: Nguyễn Huân, Tân Thuận, Tân Tiến và nhiều địa phương ven biển khác của Cà Mau, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương chỉ đạo các đơn trực thuộc và lực lượng tại chỗ duy trì công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn ý thức đề phòng mưa dông, nước dâng và triều cường... sau khi ATNĐ qua đi. Ý thức rõ những hiểm nguy chưa qua hết, các hộ dân vẫn để nguyên dây chằng chống nhà cửa, và việc bồi bảo vệ vuông tôm, đầm nuôi thủy sản được duy trì.

Trước đó, sáng cùng ngày, UBND tỉnh Cà Mau có công văn khẩn (số 50/BCH-PCTT) tiếp tục chỉ đạo việc tuyên truyền, dự báo và thực hiện công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn. Công văn đề nghị tiếp tục tuyên truyền để người dân, cán bộ biết rõ nguyên nhân ATNĐ đi lệch hướng. Qua đó, nhằm giúp người dân hiểu, hình thành thói quen ứng phó với thời tiết bất thường và phán đoán, dự báo những tình huống nguy cấp để có cách chủ động phòng tránh hiệu quả.

UBND tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu các thành viên trong Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, chính quyền địa phương… tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác phòng chống thiên tai, đặc biệt bám chặt kế hoạch chủ động ứng phó với cơn bão số 12 đi vào Biển Đông; các cấp, các ngành, các địa phương khẩn trương rà soát, tổng hợp, báo cáo để rút kinh nghiệm trong việc triển khai kế hoạch ứng phó thiên tai vừa qua.

TheoNhanDan

 

Các tin khác


Cấp thiết ổn định cuộc sống người dân sau mưa lũ

(HBĐT) - Đợt mưa lũ lịch sử đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. UBND tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp ổn định cuộc sống người dân sau mưa lũ.

Xã Tân Pheo dồn lực khắc phục hậu quả mưa lũ

(HBĐT) - Sau đợt mưa lũ lịch sử, mặc dù chính quyền cùng nhân dân xã Tân Pheo (Đà Bắc) đang tích cực khắc phục hậu quả nhưng sự mất mát, đau thương vẫn hiện hữu trên khuôn mặt của người dân. Những căn nhà trơ nền móng khi mọi thứ đều bị lũ cuốn trôi. Những khối đất vàng quạch cùng sức mạnh của dòng nước từ trên cao dội xuống đã tàn phá, chia cắt nhiều đoạn đường vào xã, làm hư hại nhiều công trình phúc lợi.

Áp thấp lại hướng vào miền Nam đúng 20 năm bão Linda

Trong hai áp thấp nhiệt đới trên biển, một áp thấp nhiệt đới với sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9 được dự báo đi vào vùng biển phía nam Cà Mau.

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông (ATNĐ) di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25 km và có khả năng mạnh lên thành bão, khoảng chiều mai (1-11) bão sẽ đi vào Biển Đông.

Khẩn trương ổn định cuộc sống cho người dân chịu ảnh hưởng thiên tai

(HBĐT) - Những ngày sau trận mưa lũ lịch sử, xã Tiền Phong (Đà Bắc) chịu ảnh hưởng không nhỏ do ngập lụt và sạt lở đất. Nhiều hộ dân phải bỏ nhà chuyển đến ở tạm tại trạm y tế cũ và trường mầm non cũ của xã. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai và ổn định cuộc sống cho người dân đang được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể của xã khẩn trương triển khai thực hiện.

Nông dân xót xa đào hố chôn bưởi rụng

(HBĐT) - "Tiếc quá! Vụ này mà không thiệt hại thì xóm Đại Đồng chúng tôi được mùa bưởi, cầm chắc trong tay 8 – 9 tỷ đồng...” – ông Khuất Đình Vọng, Trưởng xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy) xót xa nói, tay run run nhặt một quả bưởi vàng ươm, nặng trịch vừa rụng bịch xuống gốc, cùng với nhiều quả khác đang lăn lóc trong vườn chưa kịp gom vào một đống để trút xuống hố tiêu hủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục