(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn An Phú, xã An Lạc (Lạc Thủy). Chủ tịch UBND xã Quách Công Nịnh cho biết: Từ năm 2016, UBND xã giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp ký hợp đồng với Công ty TNHH ớt Việt Nam triển khai mô hình trồng ớt xuất khẩu đem lại hiệu quả cao hơn từ 4 - 5 lần so với trồng lúa.

Đến nay, xã An Lạc (Lạc Thủy) đã ký hợp đồng với Công ty TNHH ớt Việt Nam triển khai mô hình trồng ớt xuất khẩu đem lại hiệu quả cao hơn từ 4-5 lần trồng lúa.

Thời gian sinh trưởng, phát triển khoảng 2 tháng là cây ớt cho thu hoạch. Năng suất trung bình đạt từ 1,2 -1,5 tấn quả/sào, giá bán lúc cao 10.000 đồng/kg, thấp nhất 5.000 đồng/kg. Nếu tính giá thấp, mỗi sào ớt cho thu lãi khoảng 5 triệu đồng, so với trồng lúa, ngô cao gấp nhiều lần. Cây ớt phù hợp điều kiện của xã, đầu ra khá ổn định, thu nhập từ 120 triệu đồng/ha. Hiện, diện tích ớt xuất khẩu của xã có 5 ha, người dân phấn khởi với loại cây mới này, dự kiến sẽ phát triển lên khoảng 15 ha. Xã đang thực hiện đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả trồng trọt và chăn nuôi để cải thiện đời sống người dân.

Xã An Lạc cách trung tâm huyện Lạc Thủy 18 km, đất nông nghiệp có 2.064 ha, đất lâm nghiệp 1.755 ha. Là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn của huyện, An Lạc nhận được sự đầu tư của nhiều chương trình, dự án, trong đó Chương trình 135 đã góp phần cải thiện hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân. Qua đó, xã nâng cấp hệ thống hồ, đập trên địa bàn, trạm xá được đầu tư theo chuẩn NTM… Từ sự giúp đỡ của Sở Công Thương, xã lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng khu trung tâm, các trường học. Người dân tự nguyện đóng góp để lắp đặt đèn đường nhân rộng ra toàn bộ tuyến đường 438 trên địa bàn xã, góp phần bảo đảm ANTT và diện mạo nông thôn thêm khởi sắc.

Đồng chí Quách Công Nịnh, Chủ tịch UBND xã An Lạc cho biết: Đa số hộ dân có đất canh tác đều áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh đem lại hiệu quả cao. Xã từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và trồng trọt để cải thiện cuộc sống người dân. Cả xã có 200 ha lúa, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh nên năng suất luôn ở mức trên 50 tạ/ha. Ngoài ra, xã đã trồng rừng sản xuất (cây keo) được 1.300 ha, thu nhập bình quân một chu kỳ keo đạt 50 triệu đồng/ha. Mấy năm nay, người dân trong xã trồng một số loại cây có hiệu quả như cam, bưởi Diễn với diện tích 25 ha…

Về chăn nuôi, tổng đàn trâu, bò của cả xã đạt khoảng 1.000 con, góp phần cải thiện đời sống người dân. Đến nay, xã đã đạt 11 tiêu chí nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 28,53%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng.

Dù vậy, An Lạc rất cần "tiếp sức” để xóa đói, giảm nghèo. Chính quyền và người dân An Lạc mong muốn được đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH. Hiện nay, trạm biến áp đang có kế hoạch đầu tư xây dựng, nhân dân mong muốn được hỗ trợ xây dựng đường dây hạ thế và đường giao thông nông thôn vào 3 thôn diện đặc biệt khó khăn là: Minh Thành, Minh Thái và Tân Thành. Xã mong được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ phát triển sản xuất.


L.C


Các tin khác


Huyện Lạc Thủy cần khảo sát kỹ để có phương án phù hợp thông tuyến giao thông các xã thường xuyên ngập lụt

(HBĐT) - Là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, lũ lụt, vừa qua, cử tri huyện Lạc Thủy đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cầu treo qua sông Bôi - bến Cáy; trang bị thuyền máy cho các xã thường xuyên bị ngập lụt nằm ven sông Bôi.

Phòng ngừa bệnh hại cho mạ xuân và lúa mới cấy

(HBĐT) - Dự báo từ nay đến cuối tháng 2/2018, nền nhiệt độ thấp với các đợt rét đậm, rét hại kéo dài có thể gây chết mạ nếu không được che phủ đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, bệnh lùn sọc đen nhiều khả năng sẽ xuất hiện ngay từ giai đoạn mạ và là nguồn lây lan trên diện rộng nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời. Chính vì vậy, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) khuyến cáo các địa phương ngay từ bây giờ cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa bệnh hại cho mạ xuân và lúa mới cấy.

“Mùa khát” ở Bảo Hiệu

(HBĐT) - Một năm có đến 8 tháng hơn 1.600 người dân thuộc các xóm: Khuyển, Hồng, Bãi Cả, Chòng của xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) sống trong tình trạng "khát nước”. Thực trạng này diễn ra từ nhiều năm nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Mặc dù chính quyền xã và người dân đã nhiều lần bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng nhưng đến nay, "mùa khát” tại Bảo Hiệu vẫn là nỗi lo thường thực đối với người dân trên địa bàn.

Thời tiết rét đậm, rét hại tiếp tục duy trì, vùng núi cao đề phòng băng giá, sương muối

(HBĐT) - Những ngày qua, do ảnh hưởng của lưỡi áp cao lục địa tăng mạnh, nền nhiệt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tiếp tục giảm sâu, nhiệt độ trung bình 10 – 17 độ. Hôm nay, trời không mưa nhưng vẫn rét hại và buốt, đặc biệt ở vùng núi cao, nhiều nơi xuống dưới 10 độ. 

Bưu điện tỉnh triển khai kế hoạch sản xuất- kinh doanh năm 2018

(HBĐT) - Ngày 10/1, Bưu điện tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2017, triển khai kế hoạch SX-KD năm 2018. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Lạc Thuỷ Tập huấn kỹ thuật trồng giống lúa thơm chất lượng cao Bắc Hương 9 cho hơn 100 nông dân

(HBĐT) - Trong 2 ngày 9-10/1, Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ phối hợp với Công ty cổ phần giống nông nghiệp quốc tế tổ chức lớp tập huấn chuyển giao KHKT trồng giống lúa thơm chất lượng cao Bắc Hương 9 cho hơn 100 nông dân của 3 xã Phú Thành, Liên Hoà và Khoan Dụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục