(HBĐT) - Vào những ngày đầu tháng 1/2018, hơn 20 con gia súc gồm cả trâu, bò và bê, nghé của các hộ nuôi ở 3 xóm Vín Hạ, Cọi, Hương Hòa, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đang khỏe mạnh đột ngột lăn ra chết. Qua xác minh nguyên nhân của cơ quan chuyên môn thì số trâu bò bị chết là do ăn quá nhiều thân mía dẫn đến bị ngộ độc.


Cỏ tươi và rơm rạ vẫn là thức ăn chính của gia súc ở vụ Đông – Xuân

Theo chị Bùi Thị Thư, thú y viên của xã Hương Nhượng, khi các hộ gọi thú y viên đến kiểm tra thì gia súc đã trong tình trạng không thể cứu chữa được nữa. Biểu hiện mà các hộ chăn nuôi nhận thấy là gia súc sau khi ăn thức ăn, cụ thể là thân cây mía cỏ và các đoạn mía đã được cắt khúc và chẻ nhỏ xảy ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó thở, không đứng lên được và có con bị sùi bọt mép. Thống kê có gần 10 hộ chăn nuôi thuộc 3 xóm nêu trên có gia súc bị thiệt hại, trong đó hộ thiệt hại ít nhất là 1 con, nhiều nhất là 3 con.

Đây không phải là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh có gia súc bị thiệt hại do ngộ độc sắn, thân cây mía mà những năm trước đây ở một số địa phương như Cao Phong, Tân Lạc cũng đã ghi nhận thiệt hại về đàn. Theo đồng chí Trần Tiến Trường, Phó chi cục Chăn nuôi & Thú y, ở vụ Đông – Xuân, lượng thức ăn trở nên khan hiếm, người chăn nuôi thường tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, trong đó có các loại sắn củ tươi, thân, ngọn mía làm thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên có một thực tế là trong các loại sắn củ tươi chứa nhiều độc tố axit xianua, nhất là ở phần vỏ sắn và thân cây mía thì chứa nhiều Acetone huyết dễ gây ngộ độc cho động vật sống nếu ăn nhiều.

Những năm gần đây, diện tích cây mía, bao gồm cả mía trắng và mía tím, diện tích sắn cao sản tăng đáng kể giúp người dân trên địa bàn tỉnh cải thiện nguồn thu nhập, đồng thời là nguồn thức ăn dồi dào giúp người chăn nuôi yên tâm hơn trong vấn đề phòng – chống đói cho gia súc vụ Đông – Xuân. Tuy nhiên, những lưu ý với bà con là với vật nuôi, cụ thể là giống động vật thuộc bộ nhai lại như trâu, bò, thức ăn chính của chúng vẫn là cỏ, rơm rạ, cây ngô, cây chuối, lá và ngọn mía… tức là các loại thức ăn thô, xanh. Với thức ăn tinh bột như cám ngô, sắn, gạo chỉ là nguồn bổ sung nên cho ăn với lượng vừa phải. Riêng thân mía và củ sắn hạn chế cho ăn nhiều bởi trong thân mía có lượng đường cao gây lên men dẫn đến triệu chứng điển hình là nhịp tim tăng nhanh, huyết áp giảm mạnh, khó thở. Gia súc ăn sắn tươi nhiều cũng dễ bị say sắn, hiện tượng dãi dớt nhiều và sẽ chết nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

Qua báo cáo từ hệ thống chăn nuôi và thú y cơ sở, kể từ đầu vụ Đông – Xuân 2017 – 2018 đến nay, đã có khoảng 100 con gia súc bị thiệt hại. Trong đó, ngoài khoảng 80 con (chủ yếu là bê, nghé non) vẫn đang xác minh nguyên nhân chết do đói, rét, vụ việc 20 con gia súc bị chết do ngộ độc sau ăn thân cây mía tại xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) là thiệt hại điển hình. Chi cục Chăn nuôi & Thú y lưu ý người chăn nuôi bên cạnh việc cung cấp đủ lượng thức ăn thô, xanh cho gia súc mỗi ngày tương đương 8% - 10% trọng lượng cơ thể, các hộ chỉ cho trâu, bò ăn thức ăn bổ sung tối đa 3kg thân mía, củ sắn hoặc cám gạo, bột ngô… mỗi ngày. Nên ủ chua sắn, mía trước khi cho ăn để thải bớt độc tố. Khuyến cáo người chăn nuôi khi thấy vật nuôi sau ăn thức ăn bổ sung, đặc biệt là sắn, mía có các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó thở cần thực hiện biện pháp xử lý ngộ độc kịp thời. Biện pháp khẩn cấp nhất là chọc dạ cỏ để gia súc thoát hơi. Nếu được phát hiện sớm thì xử trí bằng thuốc uống, thuốc tiêm chữa đầy hơi, chướng bụng. Liên hệ ngay với cơ quan thú y gần nhất để được hỗ trợ, hướng dẫn xử trí.

Bùi Minh

Các tin khác


ứng dụng cntt trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước

(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 03, ngày 15/1/2018 về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Hòa Bình năm 2018.

Công dân giám sát trong quản trị đất đai

(HBĐT) - Xuất phát từ thực tế cơ sở từ tháng 1/2017, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) khởi động Dự án "Công dân giám sát trong quản trị đất đai” được tài trợ bởi chương trình quản trị đất khu vực sông Mê Kong thông qua tổ chức OXFAM tại Việt Nam. Hòa Bình là 1 trong 3 địa phương của cả nước được hỗ trợ thực hiện trong khuôn khổ thời gian từ tháng 8/2016 - 12/2017.

Huyện Kim Bôi: 38 hộ tham gia mô hình trồng ớt lai xuất khẩu 20 F1

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM, phòng Dân tộc huyện Kim Bôi phối hợp với phòng NN & PTNT huyện tham mưu cho UBND huyện triển khai mô hình trồng cây ớt lai xuất khẩu 20 F1, phát triển cây trồng hàng hóa có giá trị cao tại xóm Nè, xã Thượng Bì. Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, toàn xóm có 38 hộ tham gia mô hình sản xuất ớt trên diện tích đất màu trước đây trồng ngô, lạc với diện tích 4 ha.

Phân bổ trên 1.174 tỷ đồng vốn đầu tư trung hạn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - HĐND tỉnh khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 80/2017/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ nguồn vốn NSNN để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Hòa Bình.

Huyện Lương Sơn tổ chức 11 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật

(HBĐT) - Năm 2017, Trạm khuyến nông huyện Lương Sơn tổ chức 11 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho trên 500 nông dân gồm: 10 lớp tập huấn về phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa và 1 lớp tập huấn ghép mắt trên cây có múi. Đồng thời triển khai thực hiện được 25 mô hình sản xuất, gồm 1 mô hình chăn nuôi lợn nái, 1 mô hình nấm rơm, 2 mô hình trồng ngô lai, 2 mô hình ngô nếp, 4 mô hình khoai tây, 13 mô hình lúa lai, 1 mô hình bưởi Diễn và 1 mô hình gà thả vườn.

Miền Bắc ấm lên, miền Trung có mưa

Nhiệt độ tăng dần, sương mù ở miền Bắc sẽ kéo dài đến hết tuần, trong khi đó Nam Bộ trời tạnh ráo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục