Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm 2018, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng tương đương so với trung bình nhiều năm (12-13 cơn/năm), từ 4-5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam (trung bình nhiều năm khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp), hoạt động của bão chiếm tần suất cao hơn trung bình nhiều năm ở phần phía Bắc Biển Đông.


Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Những tháng cuối năm 2018, nhiều khả năng hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Nam Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực phía Nam không nhiều như năm 2016 và 2017.

Ngoài bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, gió mạnh khi ảnh hưởng đến đất liền, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm sẽ còn nhiều khả năng xảy ra trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là các hiện tượng dông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ, lũ quét và sạt lở đất ở các khu vực xung yếu các tỉnh vùng núi phía Bắc, các khu vực có địa hình dốc và thảm thực vật yếu. 

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, cần đề phòng gió mạnh trên các vùng ven biển và vùng biển phía Nam Biển Đông từ tháng 6-9, trong thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam, vào những tháng cuối năm trên các vùng biển phía Bắc và giữa Biển Đông, do hoạt động của gió mùa Đông Bắc gây ra.

Nhiệt độ trung bình trong 6 tháng cuối năm trên toàn quốc phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, riêng các tỉnh miền Bắc tháng 11 và tháng 12 có xu hướng cao hơn 0,5-1,0 độ C so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng diện rộng ở Bắc Bộ và Trung Bộ vẫn còn có khả năng xuất hiện trong nửa cuối tháng 6 đến tháng 8, nhưng không gay gắt và không kéo dài.

Khu vực Bắc Bộ, từ tháng 7 đến tháng 8 và tháng 12 lượng mưa phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm; tháng 9 đến tháng 11 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 15-30%. Các đợt mưa lớn tập trung trong các tháng 6-8. Thời điểm kết thúc mùa mưa có khả năng sớm hơn trung bình nhiều năm.

Khu vực Trung Bộ, từ tháng 7-9 tổng lượng mưa phổ biến dao động ở mức trung bình nhiều năm. Từ tháng 10-12 phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 15-30%, riêng tháng 12 phần phía Bắc ở mức tương đương với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, tổng lượng mưa thời kỳ từ tháng 7-9 phổ biến ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; từ tháng 10-12 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 15-30%. Thời điểm kết thúc mùa mưa có khả năng sớm hơn so với trung bình nhiều năm.

Về thủy văn: Đỉnh lũ lớn nhất năm ở các sông thượng lưu hệ thống sông Hồng có khả năng ở mức báo động 2-báo động 3, phổ biến thấp hơn năm 2017; trên sông Thái Bình ở mức báo động 1-báo động 2, phổ biến cao hơn năm 2017.Trên các sông suối nhỏ, đỉnh lũ có khả năng vượt mức báo động 3. Mực nước đỉnh lũ năm hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội thấp hơn báo động 1 từ 1-2m; hạ lưu sông Thái Bình ở mức báo động 1. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất năm đến các hồ chứa trên sông Đà, sông Gâm và sông Chảy phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Nhiều đợt lũ lớn xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, lũ quét và sạt lở đất tiếp tục có nguy cơ xảy ra tại nhiều sông suối nhỏ thuộc vùng núi phía Bắc, đặc biệt là khu vực phía Tây Bắc Bộ. Nguồn nước so với trung bình nhiều năm trong mùa lũ năm 2018 tại các khu vực có xu thế biến động mạnh.

Lũ trên sông Đà trong tháng 7-8 nhỏ hơn từ 10-20%, tháng 9-10 xấp xỉ trung bình nhiều năm. Nguồn nước trên sông Chảy nhỏ hơn 10-40%; sông Gâm xấp xỉ trung bình nhiều năm; hạ lưu sông Lô nhỏ hơn 20-50%; riêng sông Cầu lớn hơn trung bình nhiều năm từ 40-80%. Nguồn nước trên sông Lục Nam nhỏ hơn trung bình nhiều năm từ 40-60%. Nguồn nước trên hạ lưu sông Hồng phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-40%.

Từ tháng 7 đến tháng 9, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ nhỏ. Lượng dòng chảy trên các sông ở Nghệ An, Hà Tĩnh, từ Bình Định đến Bình Thuận phổ biến thiếu hụt từ 17-45%; các sông ở Thanh Hóa, khu vực Tây Nguyên ở mức xấp xỉ và thiếu hụt từ 7-15%; các sông khác ở Trung Bộ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%.

Trong tháng 6-7, lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,2-0,4m.

Mùa lũ năm 2018 trên các sông ở Trung Bộ phù hợp quy luật hàng năm. Đỉnh lũ trên các sông ở Thanh Hóa ở mức báo động 1 – báo động 2, xấp xỉ đỉnh lũ trung bình nhiều năm. Các sông từ Nghệ An đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 2-báo động 3 và trên báo động 3, tương đương trung bình nhiều năm. Trên một số sông suối nhỏ và thượng lưu các sông vẫn xuất hiện lũ lớn, cùng với đó là nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Mùa lũ 2018 trên sông Mê Công khả năng đến sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Đến cuối tháng 7, mực nước ở đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu, Châu Đốc dao động ở mức 2,5-2,7m, nguy cơ xảy ra ngập lụt một số vùng ven sông, ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An. Đỉnh lũ ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 2 và trên báo động 2, tương đương đỉnh lũ trung bình nhiều năm. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào khoảng nửa đầu tháng 10/2018. 

Tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện lũ lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, nên chính quyền và người dân ở đây cần tiếp tục theo dõi cập nhật các bản tin dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương và địa phương để chủ động phòng chống.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, từ tháng 7 đến tháng 9, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh miền Trung và Nam Bộ có khả năng xuất hiện sóng lớn, độ cao sóng có thể ở mức 2-4m. Những tháng cuối năm, các vùng biển phía Bắc cần lưu ý đề phòng sóng lớn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tại các tỉnh, thành phố ven biển miền Đông Nam Bộ, trong tháng 12 cần lưu ý đề phòng ngập lụt trong khu vực đô thị do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với nước dâng do gió mùa Đông Bắc./.

 

 

                 TheoVietnamplus

Các tin khác


Giám sát công tác quản lý và khai thác đất, đá, cát, sỏi trên địa bàn thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 15/6, Đoàn giám sát của UB MTTQ tỉnh do đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát công tác quản lý khai thác đất, đá, cát, sỏi trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Phương án chi tiết khi thủy điện Hòa Bình xả lũ.

(HBĐT) - Nhằm chủ động ứng hó với các tình huống ngập lụt do xả lũ khẩn cấp, bảo đảm an toàn công trình, khi xuất hiện sự cố hệ thống thủy điện bậc thang sông Đà, ngày 25/5/2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1255/QĐ-UBND phê duyệt phương án bổ sung phòng chống lũ, lụt vùng hạ du đập thủy điện Hòa Bình năm 2018.

Huyện Lạc Sơn chủ động đề phòng giông, lốc trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Mùa mưa bão đến cũng là lúc các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn biến phức tạp hơn. Trong đó, nguy cơ bị ảnh hưởng bởi giông, lốc, gió giật mạnh là rất lớn nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa. Chính vì vậy, huyện Lạc Sơn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và hướng dẫn người dân nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay.

Cách xem trực tiếp World Cup 2018 qua smartphone và laptop

Với những người không có điều kiện để xem trực tiếp World Cup 2018 trước màn hình tivi thì các cách xem World Cup 2018 qua điện thoại và laptop sẽ là những giải pháp.

Tạm dừng sản xuất của công ty Nam Thịnh trong thời gian xác minh sự việc đến khi có kết luận của cơ quan chức năng

(HBĐT) - Thực hiện Công văn số 3278/VPUBND-NNTN ngày 6/6/2018 của Văn phòng UBND tỉnh về việc kiểm tra, xác minh việc gây ô nhiễm môi trường tại cơ sở sang chai, đóng gói hóa chất phục vụ nông nghiệp của Công ty TNHH MTV Nam Thịnh Hòa Bình (gọi tắt là Công ty Nam Thịnh). Sáng ngày 13/6, tại công ty Nam Thịnh có địa chỉ ở xóm Cột Bài, xã Trường Sơn (Lương Sơn), Đoàn kiểm tra gồm lãnh đạo Sở TN&MT; đại diện các sở KH&ĐT, sở NN&PTNT, phòng Cảnh sát môi trường (PC49) – Công an tỉnh, UBND huyện Lương Sơn, UBND xã Trường Sơn và đại diện các hộ dân xóm Cột Bài cùng Ban giám đốc Công ty Nam Thịnh đã có mặt để tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ nguyên nhân sự cố môi trường, xác định phạm vi, mức độ ảnh hưởng môi trường; biện pháp khắc phục sự cố môi trường xảy ra tại công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục