(HBĐT) - Theo BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT, do ảnh hưởng của cơn bão số 10 gây mưa rất to kéo dài từ ngày 9 - 12/10/2017, tiếp đến vào nửa cuối tháng 7/2018, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 dẫn đến mưa to kéo dài nhiều ngày, một số vị trí taluy dương và taluy âm trên địa bàn TP Hoà Bình đã xảy ra hiện tượng sạt trượt đất đá có nguy cơ gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.


Đặc biệt khu vực trụ sở các cơ quan tỉnh nằm bên sườn phía Đông đồi Ông Tượng trêm mái dốc đã xuất hiện 18 vết nứt có chiều rộng từ 2 -15cm, dài từ 10-90m và hình thành cung sạt trượt kéo dài hơn 300m, rộng 200m, chiều sâu cung trượt dự kiến khoảng 30m, hình thành khối lượng ước tính khoảng 1,8 triệu m3 đất đá và đã bị dịch chuyến xuống dưới với biên độ dịch chuyển từ 5-80cm. Khối sạt trượt đã làm nghiêng cột điện 110 Kv và hệ thống tường chắn phía sau công trình Trụ sở Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh đang xây dựng bị biến dạng mạnh, nứt vỡ. Trụ sở làm việc các ban Đảng xảy ra hiện tượng sụt lún, làm nứt 1 cột bê tông cốt thép phòng họp Ban Dân vận Tỉnh uỷ. Hiện tượng sạt trượt mái ta luy từ cơ đường giao thông số 7 trở xuống vẫn tiếp tục xảy ra ở phía sau nhà làm việc của Tỉnh uỷ và Hội trường Tỉnh uỷ. Hiện tượng sạt lở phía sau nhà làm việc của UBND tỉnh vẫn tiếp tục xảy ra, có nguy cơ làm gãy đổ hệ thống đường dây 35Kv phía trên. Toàn bộ cơ đường giao thông số 7, số 8 vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng sụt lún, xuất hiện các vết nứt dài từ 15-20m, chiều rộng từ 1-3cm...

Trước tình trạng đó, ngày 14/10/2017, UBND tỉnh đã ra Quyết định thành lập tổ chuyên gia xử lý sạt lở khu vực phía Đông đồi Ông Tượng và khu vực các tổ 4, 5, 6 phường Chăm Mát, tổ 4 phường Thái Bình (TP Hà Bình) gồm 24 thành viên là lãnh đạo một số Sở, Ban, Ngành của tỉnh và các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực địa chất, địa chất công trình. Đầu tháng 11/2017, UBND tỉnh đã có văn bản giao nhiệm vụ cho BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT làm chủ đầu tư Dự án xử lý cấp bách khối sạt trượt các khu vực phía Đông đồi Ông Tượng và khu vực các tổ 4, 5, 6 phường Chăm Mát, tổ 4 phường Thái Bình. Tháng 1 và tháng 5/2018, UBND tỉnh đã ban hành văn bản về triển khai Dự án và xác định các hạng mục cấp bách cho Dự án.

Từ ngày 20/10/2017 đến 30/7/2018, lãnh đạo UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp với tổ chuyên gia, các Sở, Ban, ngành để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng sạt trượt và đưa ra các giải pháp xử lý, khắc phục. Qua đó xác định nguyên nhân gây sạt trượt là do trên khu vực phía Đông đồi Ông Tượng và khu vực các tổ 4, 5, 6 phường Chăm Mát và tổ 4 phường Thái Bình có cung trượt cổ, địa chất phức tạp, nằm trong vùng đứt gãy, đất đá dập vỡ mạnh có độ rỗng lớn, các chỉ tiêu cơ lý của đất, đá thấp dễ thấm nước. Về mùa mưa lượng nước ngầm lớn gây bão hoà nước dẫn đến sạt trượt, đặc biệt là khu vực phía sau công trình Trụ sở Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh đang xây dựng.


Hệ thống lưới điện chưa được tháo dỡ là một phần nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ Dự án xử lý cấp bách khối sạt trượt các khu vực phía Đông đồi Ông Tượng.

Ông Nguyễn Ánh Hồng, Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT, chủ đầu tư Dự án cho biết: Với chức năng, nhiệm vụ được giao, BQL đã cử cán bộ giám sát thường xuyên 24/24 giờ, phối hợp với nhà thầu thi công triển khai quyết liệt các hạng mục cấp bách trên khu vực đồi Ông Tượng như xử lý bạt mái, giảm tải, xử lý nước mặt, nước ngầm, xây dựng hệ thống tường cọc khoan nhồi phía sau Trụ sở Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh đang xây dựng. Hợp đồng với Công ty CP môi trường đô thị Hoà Bình thực hiện và hoàn thành việc phát quang khơi thông dòng chảy, xử lý phủ bạt chống nước chảy vào các khe nứt. Phối hợp với Trung tâm chính sách kỹ thuật phòng chống thiên tai tiến hành đo quan trắc dịch chuyển khối trượt, cập nhật theo dõi lún các khu vực phía Đông đồi Ông Tượng và khu vực các tổ 4, 5, 6 phường Chăm Mát và tổ 4 phường Thái Bình. Kết quả quan trắc từ ngày 17/10/2017 đến 28/2/2018 xác định có sự dịch chuyển nhỏ khối lượng trượt phía Đông đồi Ông Tượng. Đồng thời, hoàn chỉnh báo cáo chủ trương đầu tư Dự án và đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng. Ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thuỷ lợi tiến hành khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án. Đến nay, hồ sơ đang được hoàn thiện theo ý kiến của tổ chuyên gia để trình UBND tỉnh phê duyệt.

Đến đầu tháng 8/2018, việc đào bạt mái giảm tải khu vực phía Đông đồi Ông tượng được khoảng 62.000/137.456m3, ước đạt 45% khối lượng, hiện phải tạm dừng từ cao trình +86,5 trở xuống do vướng đường dây điện cao thế và trung, hạ thế. Việc khoan neo đổ bê tông gia cố mái dốc trên cơ số 1, cơ số 2 được khoảng 2.776/13.310m, ước đạt 20,85% khối lượng công việc. Đổ bê tông khung dầm tạo ô trồng cỏ được khoảng 67/286.96m3, ước đạt 23,35% khối lượng công việc. Rải vải địa kỹ thuật được khoảng 67/1.800m2, ước đạt 9% khối lượng công việc. Hoàn chỉnh 15/137 cọc khoan nhồi tường phía sau công trình trụ sở Trụ sở Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh. Gía trị hoàn thành ước khoảng 30 tỷ đồng, nhưng kinh phí mới được cấp 9 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến tiến độ thi công hạng mục cọc khoan nhồi phía sau công trình trụ sở Trụ sở Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, Trụ sở làm việc của các ban Đảng, sau Hội trường Tỉnh uỷ và nhà làm việc của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cùng một số hạng mục khác chưa đạt yêu cầu là do mặt bằng chật hẹp, địa hình đồi dốc nên không huy động bổ sung được trang thiết bị máy móc để đẩy nhanh tiến độ thi công và vướng đường dây điện nên chưa thể triển khai thi công. Bên cạnh đó, tình trạng mưa nhiều, kéo dài, vừa thiết kế vừa thi công và thiếu vốn cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện Dự án.

Theo Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT Nguyễn Ánh Hồng, nguyên nhân sạt trượt và giải pháp khắc phục đã được xác định rõ. Nhằm ngăn ngừa, hạn chế ảnh hưởng do tình trạng sạt trượt gây ra đối với tính mạng của người dân, tài sản của Nhà nước và nhân dân, cùng với việc khơi thông nguồn vốn, các ngành hữu quan cần đẩy nhanh việc di dời hệ thống lưới điện, trạm biến áp để việc thi công các hạng mục trong Dự án Dự án xử lý cấp bách khối sạt trượt các khu vực phía Đông đồi Ông Tượng và khu vực các tổ 4, 5, 6 phường Chăm Mát và tổ 4 phường Thái Bình được triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất.


Đ.P


Các tin khác


Ứng phó, khắc phục tình hình sạt lở khẩn cấp vùng hạ du sông Đà

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1170/UBND-NNTN chỉ đạo về việc ứng phó khắc phục tình hình sạt lở khẩn cấp vùng hạ du sông Đà do mưa lớn và vận hành xả lũ Nhà máy thủy điện Hòa Bình. 

TP Hoà Bình - “Gồng mình” ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(HBĐT) - Cơn bão số 3 gây mưa lớn kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân cùng các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hoà Bình.

Nhiều hộ dân lao đao vì sụt lún, sạt lở…

(HBĐT) - Mưa lớn kéo dài gây sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, những ngày qua, chính quyền và nhân dân xã Tuân Đạo (Lạc Sơn) trải qua những ngày không ngủ. Tuân Đạo đang dồn mọi nguồn lực để di rời kịp thời những hộ dân trong diện nguy hiểm, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho nhân dân.

Cần sớm xử lý bất cập tiêu thoát nước trên quốc lộ 6, đoạn qua huyện Cao Phong

(HBĐT) - Để thuận tiện hơn trong việc giao thương hàng hóa vùng Tây Bắc và góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, năm 2002, Bộ GTVT đã đầu tư, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 6. Qua thời gian đưa công trình vào sử dụng, tuyến đường qua huyện Cao Phong đã bộc lộ một số tồn tại. Trong đó, km 88+670 và km 90+250 (thuộc địa phận khu 3, khu 4, thị trấn Cao Phong) mỗi khi mưa lớn kéo dài xảy ra ngập úng cục bộ, gây khó khăn, nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Mặc dù được cảnh báo là vị trí thường xuyên xảy ra ngập úng nhưng việc xử lý lại ngoài khả năng của địa phương.

Xã Vầy Nưa chủ động các phương án phòng, chống lũ bão

(HBĐT) - Cơn bão số 3 vừa qua gây nhiều thiệt hại về tài sản, hoa màu trên địa bàn xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Xã đã huy động các lực lượng chung sức hỗ trợ người dân trong công tác sửa chữa, khắc phục tạm thời các công trình để đảm bảo giao thông, sớm ổn định cuộc sống.

Đường tỉnh 445 tiếp tục lún nứt, di dời thêm 4 hộ dân

(HBĐT) - Ông Nguyễn Đức Ngọc, Phó phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn cho biết: Đến chiều hôm nay, ngày 1/8, vết nứt trên đường 445 tiếp tục trở nên nghiêm trọng, vết nứt có nguy cơ kéo dài thêm và ăn sâu xuống giữa nền đường, độ sâu từ 17-20 cm ngày 30/7 đến nay đã lên tới 40 cm, đường tiếp tục chảy xệ xuống phía sông Đà, trong khi đó phía taluy dương xuất hiện thêm hiện tượng trượt sạt, lở đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục