(HBĐT) - Tích trữ và bảo quản tốt rơm, rạ, củng cố chuồng trại, chủ động tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là những khuyến cáo của ngành NN & PTNT đối với các hộ chăn nuôi khi mùa đông đến.
Hộ chăn nuôi xóm Bin, xã Tử Nê (Tân Lạc) chuẩn bị cây rơm sau thu hoạch vụ mùa làm thức ăn dự trữ cho vật nuôi.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn T.Ư, diễn biến thời tiết khắc nghiệt của mùa đông năm nay sẽ đến sớm hơn mọi năm, nhiều khả năng sang những tuần đầu của tháng 12 xuất hiện rét đậm, rét hại kéo dài làm tăng thêm nguy cơ thiếu nguồn thức ăn xanh, thô. Chính vì vậy, việc triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc sớm và chủ động hơn là yêu cầu đặt ra cấp thiết. Tại chuồng chăn nuôi của gia đình anh Bùi Văn Chương ở xã Bình Chân (Lạc Sơn) hiện duy trì nuôi hơn 10 con trâu, bò, bê, nghé. Để chuẩn bị nguồn thức ăn cho gia súc vụ này, anh Chương có 8.000 m2 cỏ voi, 1.000 m2 mía, chưa kể toàn bộ số rơm, rạ sau thu hoạch lúa được anh thu gom, đánh thành các cây rơm. Anh cho biết: Để trâu, bò không bị đói thì thức ăn tích trữ như vậy vẫn chưa thể yên tâm, bởi mỗi ngày chúng ngốn lượng thức ăn khá lớn. Một mặt tôi hỏi xin hoặc mua thêm rơm của các hộ không chăn nuôi, một mặt tôi cuốc lật đất bãi trồng thêm 500 m2 ngô dày. Tranh thủ lúc đi làm, hễ thấy vườn mía nào chặt, tôi trao đổi với chủ vườn đề nghị mua mía cỏ, lá, ngọn làm thức ăn cho gia súc.
Chương trình tiêm phòng vụ thu - đông cho đàn gia súc vừa mới triển khai quy mô toàn tỉnh nhưng trong tháng 10, TP Hòa Bình đã tiến hành tiêm phòng vắc xin sớm cho đàn trâu, bò gần 3.000 con. Đồng chí Lê Văn Phong, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố cho biết: Nhận thức về công tác chăn nuôi của nông dân các xã trên địa bàn rất tốt, điển hình như các xã: Yên Mông, Dân Chủ, Thống Nhất nên ngay khi bước vào vụ tiêm phòng, các hộ chủ động tiêm sớm khi thông báo có vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng. Bên cạnh đó, đa số các hộ che chắn, làm chuồng trại kiên cố, giữ vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi để quản lý và bảo vệ đàn gia súc, trên 80% hộ chăn nuôi chuẩn bị cây rơm sau vụ gặt làm thức ăn cho trâu, bò.
Toàn tỉnh hiện có gần 204.900 con trâu, bò, trên 449.000 con lợn, 6,8 triệu con gia cầm. Ngoài TP Hòa Bình, một số địa phương cũng triển khai đợt tiêm vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu, bò như các huyện: Mai Châu, Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Kỳ Sơn, Kim Bôi. Đợt tiêm phòng kéo dài đến hết tháng 12/2018. Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Kế hoạch, phương án phòng - chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi đang được các địa phương thực hiện. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn cho người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp, vận động loại thải bớt những con trâu, bò già yếu, đưa trâu, bò thả rông trong rừng về nuôi nhốt tại nhà để quản lý, chăm sóc. Lưu ý để ngăn chặn, hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại đối với đàn gia súc, gia cầm, nhất là gia súc ở vụ thu đông 2018 - 2019 cần đảm bảo về nguồn thức ăn cho gia súc và quan tâm chăm sóc, bảo vệ, tuân thủ các biện pháp phòng - trừ dịch bệnh tổng hợp, chú trọng biện pháp tiêm phòng, khử trùng, tiêu độc. Đối tượng tiêm gồm trâu, bò, lợn, dê, chó và gia cầm, trong đó chú ý tiêm phòng vắc xin ngừa các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng và tụ huyết trùng trâu, bò, tụ huyết trùng, tả, tai xanh, tụ dấu, phó thương hàn lợn, vắc xin cúm, tụ huyết trùng, niucatxơn ở gà, vịt. Để hiệu quả tiêm phòng đạt cao nhất phải tiêm toàn bộ gia súc, gia cầm nuôi trong nhân dân, tỷ lệ tiêm yêu cầu đạt 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm và 80% trở lên so với tổng đàn đối với mỗi loại vắc xin.
Bùi Minh
(HBĐT) - Đó là ý tưởng của anh Dương Như Mừng, nhà vườn xóm Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong). Anh đã tiến hành khảo nghiệm căng màn bảo vệ cho cam tại vườn nhà kể từ tháng 7 đến nay. Kết quả mang lại vượt trên cả mong đợi: Chất lượng quả tươi ngon hơn, màu sắc bắt mắt, quả chín đều và đặc biệt là hạn chế được tình trạng rụng quả vốn phổ biến do côn trùng, sâu bệnh hại.
(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở GTVT vừa có buổi làm việc với UBND huyện Kim Bôi kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Ngày 19/11, trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình đã tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2018 – 2019.
(HBĐT) - Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, giao thông được xem là một trong những tiêu chí khó thực hiện vì cần nguồn vốn lớn. Do đó, thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Lương Sơn xác định tập trung các nguồn lực Nhà nước và đóng góp của nhân dân để tạo ra bước đột phá trong phát triển KT - XH, thay đổi diện mạo nông thôn. Huyện đặc biệt ưu tiên hoàn thiện và nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn kết nối các vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
(HBĐT) - Hình ảnh những người thợ khẩn trương hoàn thiện xây dựng đường giao thôn nông thôn, đường bê tông uốn lượn quanh các xóm, những hàng hoa dọc các tuyến đường... là minh chứng cho quá trình phấn đấu của xã Dân Hạ trên hành trình về đích NTM.
(HBĐT) - Đến nay, huyện Tân Lạc xây dựng được 231 mô hình phụ nữ tự quản gắn với thực hiện chương trình "5 không, 3 sạch". Xây dựng mô hình gia đình kiểu mẫu, xóm kiểu mẫu. Tổ chức trồng hoa, cây xanh ở các đường làng, ngõ xóm tại các xã: Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức, Phong Phú, Địch Giáo, Tuân Lộ... Đồng thời đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý rác thải tại khu trung tâm huyện, tổ chức thu gom rác trên toàn huyện.