Trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng Bắc Cực đang trải qua nhiệt độ nóng nhất trong 115 nghìn năm qua.


Bắc Cực đang ở thời kỳ nóng nhất trong 115 nghìn năm qua

Các dòng sông băng và mũ băng ở đảo Baffin ở Bắc Cực Canada đã bị biến đổi mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua (Ảnh: Gifford Miller, University of Colorado Boulder/INSTAAR)

Bài nghiên cứu xuất bản trên tạp chí khoa học Nature Communication có tựa đề "Sông băng Bắc Cực Canada tan nhanh tiết lộ cảnh quan băng bao phủ trong hơn 40 nghìn năm”, đã chỉ ra rằng mùa hè ở Bắc cực Canada chưa từng chứng kiến nhiệt độ như vậy ít nhất trong 115 nghìn năm.

Để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học đã nghiên cứu những bất thường địa lý và băng cổ ở khu vực Đảo Baffin Canada, đặc biệt trên những cao nguyên phủ băng và các khe hẹp sâu.

Các mũ băng, không giống như sông băng, không di chuyển, và vật chất trên mặt đất được giữ nguyên khi mũ băng không bị biến mất.

Trong nhiều năm, băng bao phủ các cao nguyên và các bức tường ở đảo Baffin. Vào một vài mùa hè, mũ băng sẽ bị tan chảy, nhưng nhìn chung nhiệt độ thấp và tuyết luôn giữ mọi thứ ở trạng thái ổn định.

Song hiện nay, biến đổi khí hậu đang phá vỡ trạng thái ổn định, khiến Bắc cực bị nóng lên với tốc độ gấp hai lần so với phần còn lại của thế giới. Điều này dẫn tới những mùa hè băng tan nhiều hơn, làm lộ ra các mảng rêu và địa y ở rìa của các tảng băng.

Các mảng rêu cổ thu thập được từ rìa của mũ băng bị tan chảy ở đảo Baffin (ảnh: Gifford Miller, University of Colorado Boulder/INSTAAR)

Tác giả chính của bản báo cáo, nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Bắc cực và dãy Alpine thuộc Đại học Colorado, Simon Pendleton cùng các cộng sự sau khi nghiên cứu từ nhiều nguồn, trong đó có các kích thước băng từ khu vực gần Greenland, đã phát hiện ra rằng mùa hè của Bắc cực hiện nay nóng hơn bất kỳ thời gian nào trong khoảng thời gian từ 115 nghìn đến 120 nghìn năm qua.

"Mức nóng trong thế kỷ trước của chúng ta lớn hơn rất nhiều trong vài thế kỷ trong khoảng thời gian 120 nghìn năm qua”, nhà nghiên cứu Pendleton nói.

Các nhà khoa học đã thu thập các mẫu vật và tiến hành đo phóng xạ các-bon, họ phát hiện ra rằng các mảng rêu có niên đại ít nhất 40 nghìn năm, được biết tới là kỷ sông băng ở bắc bán cầu.

Khi các mũ băng tan ra nhiều hơn, các nhà khoa học có thể khám phá ra nhiều cảnh quan cổ xưa hơn. Bằng các phép đo đạc, họ có thể dự đoán Bắc cực sẽ có hình dạng thế nào khi biến đổi khí hậu tiếp tục định hình lại khu vực này.

Băng tan chảy nhiều vào mùa hè tạo ra các dòng sông băng chảy mạnh ở Greenland (ảnh: Woods Hole Oceanographic Institution)

Nhà khoa học Pendleton nói rằng thậm chí không cần sử dụng phép đo phóng xạ các-bon cũng có thể thấy rõ đảo Baffin đang biến đổi sang một giai đoạn mới. Mỗi năm, sự biến đổi lại rõ ràng hơn dù chỉ quan sát bằng mắt thường.

"Nhìn thấy chúng, đi bộ trên các mũ băng và hiểu rằng chúng ta đang ở trong thời điểm phát lộ ra những cảnh quan chưa hề được ánh sáng chiếu tới trong 120 nghìn năm”, ông Pendleton nói.

Tuần hành kêu gọi nỗ lực chống biến đổi khí hậu

Hôm qua, ít nhất 70 nghìn người bất chấp thời tiết mưa và giá lạnh đã xuống đường tuần hành ở thủ đô Brussels, Bỉ để yêu cầu chính phủ và Liên hiệp châu Âu (EU) tăng cường các nỗ lực chống lại tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu lần thứ tư trong vòng hai tháng thu hút ít nhất 10 nghìn người tham dự.

Cuộc tuần hành hôm chủ nhật kêu gọi chống biến đổi khí hậu là cuộc tuần hành lớn nhất ở Bỉ từ trước đến nay. Từ thứ Năm, khoảng 35 nghìn sinh viên trên toàn nước Bỉ đã nghỉ học để xuống đường bày tỏ các yêu cầu cần có hành động cấp bách để ngăn chặn trái đất nóng lên.

Bấp chấp giá lạnh, hơn 70 nghìn người xuống đường ở thủ đô Brussels tuần hành kêu gọi nỗ lực chống biến đổi khí hậu (ảnh: AP)

Cuộc tuần hành của hơn 70 nghìn người đã dừng lại ở trụ sở của Liên hiệp châu Âu. Cộng đồng 28 quốc gia hiện đang đi tiên phong trong các nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Các hoạt động kêu gọi chống biến đổi khí hậu trong ngày chủ nhật không chỉ giới hạn bên trong nước Bỉ. Hàng nghìn người ở Pháp cũng tổ chức các sự kiện khác nhau hối thúc hành động mạnh mẽ hơn chống biến đổi khí hậu.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh doanh và sử dụng phân bón

(HBĐT) - Hiện nay, lĩnh vực trồng trọt chiếm khoảng 67% cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Cùng với sự phát triển mạnh của các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mức độ sử dụng phân bón cũng tăng cao với tổng nhu cầu của toàn tỉnh được xác định khoảng 113.402 tấn/năm (chỉ tính riêng các loại phân bón do nhà máy sản xuất). Trong khi đó, nguồn cung cấp chủ yếu là các cửa hàng, đại lý kinh doanh phân bón tư nhân có quy mô nhỏ và theo thời vụ. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: Cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh và sử dụng phân bón, từ đó tạo ra thuận lợi để nâng cao hiệu quả chỉ đạo sản xuất, giúp người sản xuất sử dụng phân bón hiệu quả, an toàn hơn.

BQL Dự án ĐTXD các công trình DD&CN triển khai nhiệm vụ 2019

(HBĐT) - Ngày 24/1, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (BQL) đã tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh tới dự.

Xã Dân Hòa phát huy dân chủ, tạo “đòn bẩy” xây dựng nông thôn mới

(HBĐT)-Lấy sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong nhân dân làm thước đo thực hiện quy chế dân chủ được cấp ủy, chính quyền xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) chú trọng thực hiện, nhất là trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ đó giúp xã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí trong năm 2017, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Đoàn ĐBQH giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai tại đô thị trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 23/1, Đoàn ĐBQH tỉnh đã giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc giám sát. Cùng tham gia đoàn giám sát có Thường trực HĐND, Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh và đại diện một số Sở, ngành hữu quan.

Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Kỷ Hợi

(HBĐT) - Ngày 16/1, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Kỷ Hợi 2019.

Mật ngọt Miền Đồi

(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng về nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng, nhiều hộ dân ở xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Hướng đi được đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Theo thống kê, toàn xã hiện có hơn 120 hộ nuôi với gần 800 đàn ong. Chất lượng mật ong đảm bảo, sản lượng tăng dần, qua đó từng bước xây dựng thương hiệu "Mật ong Miền Đồi”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục