(HBĐT) -Nằm ở giữa vùng nông thôn xanh, tươi đẹp hiền hòa, trại chăn nuôi hữu cơ Thủy Thiên Nhu tại xóm Tân Phú, xã Phú Thành (Lạc Thủy) là một địa chỉ thú vị bởi nó không giống các trại chăn nuôi khác, không bị cách biệt và "xa lánh” bởi vấn nạn ô nhiễm môi trường và âm thanh ồn ào của các loài động vật.

    
 Đàn lợn ở trang trại Thủy Thiên Nhu được chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ, môi trường sạch sẽ.

Những dải đường xanh mướt cỏ cây hoa lá và các loại rau đưa chúng tôi đến thăm Thủy Thiên Nhu - nông trại chăn nuôi duy nhất trên địa bàn tỉnh hiện áp dụng chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ. Chủ nhân nông trại dành khoảng 3.000 m2 trồng các loại rau, củ, quả sạch theo mùa, phương pháp canh tác đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ từ khâu lựa chọn, cải tạo đất trồng đến chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản theo quy trình. 

Càng vào sâu trại chăn nuôi càng thấy thú vị bởi không gian thoáng đãng, môi trường sạch sẽ, trong lành, khu vực chế biến thức ăn chỉ có mùi thơm của ngô, gạo, đậu tương ủ lên men. Tiến sâu hơn vào đến khu vực chuồng trại cũng không hề thấy mùi hôi. Chị Bùi Bích Liên, chủ nông trại cho biết: Chăn nuôi hữu cơ vấn đề môi trường trước, trong và sau hoạt động của trại phải được giải quyết triệt để. Để sản xuất thực phẩm hữu cơ vì sức khỏe người tiêu dùng, trước tiên nguồn thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo. Nói không với thức ăn chăn nuôi công nghiệp, nông trại chỉ dùng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có vốn là thế mạnh vùng nguyên liệu của huyện Lạc Thủy, đó là ngô, gạo, đậu tương. Các loại thức ăn này được nghiền tại chỗ và đem ủ với men sinh học từ 25 - 30 ngày trước khi đưa vào sử dụng làm thức ăn cho lợn, gà. Nông trại cũng sử dụng thêm bã đậu và bỗng rượu theo cách chăn nuôi truyền thống.   

Giải pháp dùng chế phẩm sinh học EM của Nhật Bản cũng giúp nông trại xử lý hoàn toàn mùi hôi từ chăn nuôi. Với hơn 60 chuồng nuôi, nông trại sử dụng lớp mùn cưa dày để lót chuồng. Việc phun tiêu độc, khử trùng, sử dụng chế phẩm sinh học EM được thực hiện liên tục, thường xuyên. Nhờ đó, môi trường chăn nuôi mặc dù với quy mô lớn nhưng không ô nhiễm. Lợn, gà được nuôi trong môi trường sạch sẽ, cho ăn đầy đủ, có giờ giấc và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý nên giữ được sự yên tĩnh, không gây tiếng ồn làm phiền phức, ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ quanh khu vực.

Tại nông trại Thủy Thiên Nhu, để tạo dòng thực phẩm an toàn cao cấp thì chất lượng thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ từ nguồn giống nhập đến khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nông trại sử dụng giống lợn ngoại của Mỹ, Đan Mạch lai với giống Móng Cái của ta. Hiện nông trại có 60 con giống, gồm 2 con đực còn lại là nái giúp chủ động nguồn giống tại chỗ, đồng thời kiểm soát phòng bệnh tối ưu, không để xảy ra dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi.   

Cũng bởi việc thực hiện mô hình trai trại khép kín, sử dụng công nghệ EM của Nhật Bản, không sử dụng thuốc BVTV, không chất kích thích tăng trưởng và các hóa chất độc hại đến sức khỏe con người, nông trại đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, góp phần cải tạo môi trường, nguồn đất, nước, không khí, tạo nên sự cân bằng sinh thái cho cây trồng, vật nuôi dẫn đến không còn phải sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, các hóa chất bảo quản độc hại. Kể từ khi đi vào sản xuất đến nay, bình quân mỗi tuần, nông trại xuất khoảng 2 tấn thực phẩm. Mỗi lứa lợn xuất chuồng đạt trong lượng 90 - 100 kg/con, thời gian nuôi mỗi lứa từ 7 - 8 tháng.

Thủy Thiên Nhu hiện là nông trại chăn nuôi có tiếng trong nước về cung ứng thực phẩm an toàn cao cấp gồm thịt lợn, gà, các loại rau… Dòng thực phẩm này hiện có mặt tại chuỗi cửa hàng lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại huyện Lạc Thủy, cùng với 2 chuỗi thực phẩm sạch là chuỗi giá trị gà Tuấn Chuyền - xã Phú Thành, chuỗi quả công nghệ cao tại thị trấn Thanh Hà, chuỗi thịt lợn của Công ty CP Thủy Thiên Nhu cung ứng thực phẩm sạch đến người tiêu dùng cả nước. Với ngành NN & PTNT tỉnh, hiện có 2 chuỗi thịt lợn sạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo tiêu chuẩn Orfarm, trong đó có chuỗi thịt của nông trại hữu cơ Thủy Thiên Nhu. Đây thực sự là mô hình sản xuất thực phẩm Orfarm chuẩn mực mang lại giá trị vàng cho sức khỏe, cung ứng thực phẩm sạch vì cuộc sống bình an.

                                                                                        
                                                                      B.M

Các tin khác


Cùng bước lên “đoàn tàu” cách mạng công nghiệp 4.0

Trước thềm xuân mới, ai cũng có những ước vọng về những điều tốt đẹp. Thế giới không ngừng phát triển. Nhân loại đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) và nay đang bước vào cuộc CMCN lần thứ 4 (CMCN 4.0). Việt Nam không nằm ngoài cuộc chơi với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Xin mượn lời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại diễn đàn cấp cao Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, tháng 7/2018: "Đây là cơ hội để Việt Nam thực hiện khát vọng phồn vinh. Chúng ta hãy cùng nỗ lực, biến khát vọng thịnh vượng của quốc gia, dân tộc thành việc làm, hành động và kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực".

Triển khai thực hiện Chính quyền điện tử năm 2019

(HBĐT) - Ban chỉ đạo chính quyền điện tử tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chính quyền điện tử tỉnh Hòa Bình năm 2019.

Chủ động ứng phó với diễn biến bất thường, phức tạp của thiên tai

(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các kế hoạch, chỉ thị của UBND tỉnh về công tác PCTT trên địa bàn tỉnh. Tổ chức, thực hiện công tác PCTT&TKCN tại địa phương theo phương châm "4 tại chỗ”; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng; tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ đê, đập, TKCN đảm bảo khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại sau lũ bão, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2035

(HBĐT) - Ngày 30/1, UBND TP Hòa Bình phối hợp với Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch và nông thôn quốc gia - Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2035.

Dồn sức đưa điện về nông thôn

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi nên việc đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện tại vùng sâu, vùng xa ở tỉnh ta còn gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, dân cư sống phân tán, suất đầu tư lớn, bán kính cấp điện của các trạm biến áp phân phối lớn. Mặt khác, hệ thống lưới điện trên địa bàn một số khu vực do được đầu tư từ lâu nên đã xuống cấp, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Do đó, thời gian qua, tỉnh ta đã dành nhiều nguồn lực để cải tạo, nâng cấp lưới điện, đưa dòng điện quốc gia về nông thôn.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường và quản lý chất thải rắn

(HBĐT) - Nhằm tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 11, ngày 25/1/2019 thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục