(HBĐT) - Sâu keo mùa thu (SKMT) là loài sâu hại mới, có khả năng di trú xa, lây lan nhanh, gây hại nặng tại các vùng bị xâm nhiễm. Trước đây, SKMT chưa từng xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, vào vụ xuân năm nay, SKMT đã xuất hiện và gây hại cục bộ trên diện tích ngô xuân của một số tỉnh trong đó có Hòa Bình. Theo ghi nhận của Sở NN&PTNT, cao điểm nhất vào khoảng trung tuần tháng 4/2019, toàn tỉnh đã có khoảng 1.000 ha ngô bị nhiễm SKMT, 2 huyện có nhiều diện tích bị xâm nhiễm nhất là Tân Lạc và Mai Châu, còn lại phân bố rải rác trên địa bàn các huyện, thành phố.


Đồng chí Chu Văn Trình, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) huyện Tân Lạc cho biết: Vào trung tuần tháng 4, đã có 275 ha ngô bị nhiễm SKMT trong tổng số khoảng 2.600 ha ngô toàn huyện. Diện tích bị xâm nhiễm chủ yếu đang trong giai đoạn 3-5 lá, tỷ lệ hại phổ biến 1-3%, cục bộ có nơi mật độ sâu lên đến 7-10 con/m2. Kịp thời nắm bắt sự xuất hiện của SKMT, Trạm TT&BVTV huyện đã phối hợp các lực lượng chuyên ngành thường xuyên bám sát địa bàn để đôn đốc, hướng dẫn nông dân. Cùng với các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, Trạm hướng dẫn bà con sử dụng các hoạt chất thuốc BVTV được phép sử dụng để phun trừ ngay khi sâu đa số tuổi 1-3, giai đoạn ngô 3-6 lá. Nhờ chủ động phun thuốc theo nguyên tắc "4 đúng” nên đến nay, diện tích ngô bị nhiễm SKMT đã phục hồi, đang sinh trưởng tốt, kể cả diện tích trước đây bị nhiễm nặng. Đến ngày 8/5, trên địa bàn huyện còn khoảng 25 ha ngô bị nhiễm SKMT. Trạm TT&BVTV tiếp tục đôn đốc triển khai các biện pháp phòng trừ, đặc biệt chú ý vùng diện tích đã bị xâm nhiễm và các giống mẫn cảm như NK7328, NK6161, CP111...


Nông dân tổ 6, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) kiểm tra đồng ruộng, thu bắt sâu tuổi lớn, ngắt bỏ ổ trứng để tiêu hủy mầm bệnh, hạn chế sự gây hại của sâu keo mùa thu trên cây ngô giai đoạn 3-6 lá.

Theo Sở NN&PTNT, trung tuần tháng 4/2019 cũng là thời điểm SKMT xâm nhiễm và gây hại nhiều nhất trên diện tích ngô vụ xuân của tỉnh. Toàn tỉnh đã có khoảng 1.000 ha ngô bị nhiễm, trong đó diện tích nhiễm nặng là 139,5 ha. Tình hình này báo động nguy cơ SKMT sẽ lây lan ra diện rộng, ảnh hưởng mạnh tới năng suất, sản lượng, chất lượng ngô vụ xuân. Đáng ghi nhận là các địa phương đã triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng trừ, từ đó kiểm soát được khả năng lây lan diện rộng và hạn chế mức độ gây hại của đối tượng sâu mới này.

Đồng chí Vũ Thị Thanh Huyền, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV xác nhận: Nhờ chủ động, tích cực triển khai công tác phòng trừ nên từ đầu tháng 5 đến nay, các địa phương đã cơ bản kiểm soát được khả năng lây lan, giảm đáng kể diện tích ngô bị xâm nhiễm và hạn chế mức độ ảnh hưởng của SKMT đối với năng suất, sản lượng, chất lượng cây ngô vụ xuân. Theo báo cáo nhanh của các địa phương, đến ngày 8/5, diện tích ngô bị nhiễm SKMT đã giảm đáng kể so với thời điểm trung tuần tháng 4/2019.

"Mặc dù đã tạm thời kiểm soát được mức độ lây lan và gây hại của SKMT, nhưng trong thời gian từ nay đến cuối vụ sản xuất, các địa phương cần tiếp tục chú trọng công tác phòng chống SKMT” - đồng chí Vũ Thị Thanh Huyền nhấn mạnh. Bởi đây là đối tượng sâu hại mới, có khả năng xâm nhiễm khó lường, lại gối lứa liên tục, các lứa tiếp theo cũng có khả năng gây hại mạnh nên đòi hỏi các địa bàn cần sẵn sàng triển khai công tác phòng - chống, tiếp tục kiểm soát diễn biến của SKMT. Về nội dung này, ngày 7/5, Chi cục TT&BVTV đã giới thiệu "Quy trình kỹ thuật; phương pháp điều tra, chỉ đạo phòng trừ, thống kê diện tích nhiễm đối với SKMT” để các địa phương áp dụng. Trước đó, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn số 2827, ngày 24/4/2019, Sở NN&PTNT ban hành Công văn số 728, ngày 3/5/2019 về việc phòng, chống SKMT. Chi cục TT&BVTV khuyến cáo các địa phương nghiêm túc thực hiện theo các nội dung đã được hướng dẫn, đảm bảo tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng trừ SKMT, góp phần bảo toàn thành quả sản xuất ngô vụ xuân 2019.


Thu Trang


Các tin khác


Huyện Kỳ Sơn phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2019

(HBĐT) -  Ngày 9/5, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2019 với chủ đề "Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.

Lực lượng vũ trang tỉnh: Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu trong bảo vệ an ninh trật tự và phòng, chống cháy rừng 

(HBĐT) - Ngay khi nhận được thông tin về vụ cháy rừng xảy ra tại xóm Đầm, xã Dân Chủ (TP Hoà Bình) vào đầu tháng 8 năm 2018, hàng chục cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) Đại đội thiết giáp - Bộ CHQS tỉnh cùng trung đội Dân quân cơ động địa phương lập tức lên đường, khẩn trương có mặt tại hiện trường vụ cháy triển khai các phương án dập lửa, ngăn không cho cháy lan, cháy lấn. Nhờ vậy, ngọn lửa kịp thời bị khống chế, thiệt hại về tài sản của người dân được hạn chế đến mức thấp nhất...

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường 435 Bình Thanh - Thung Nai - Ngòi Hoa

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 (Bình Thanh - Thung Nai - Ngòi Hoa) là dự án trọng điểm, mở ra cơ hội lớn thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình. Đến nay, những vướng mắc về mặt bằng cơ bản được giải quyết. Chủ đầu tư quyết liệt chỉ đạo nhà thầu, huy động phương tiện, nhân lực tổ chức thi công đồng loạt, đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành vào tháng 6/2020, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xuất hiện thêm 1 ổ dịch tả lợn châu Phi       

(HBĐT) - Ngày 7/5, trên địa bàn xã Cao Thắng (Lương Sơn) tiếp tục xuất hiện thêm một ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Cụ thể tại hộ chăn nuôi Lê Thị Mỳ, xóm Quyền Chương với đàn lợn mắc là 17 con, trong đó có 1 lợn nái đã chết, 2 lợn ốm.

Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài trên 80 km, diện tích mặt nước 8.892 ha, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố trong tỉnh. Theo cơ quan chuyên môn, nguồn lợi thủy sản tự nhiên và khu hệ cá phân bố trên các loại thủy vực tự nhiên ở Hòa Bình tương đối phong phú. Sau khi điều tra, khảo sát thực trạng nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ sông Đà, kết quả thu được là đã xác định có 24 bãi cá đẻ tự nhiên của 4 nhóm cá tham gia đẻ trứng. Khu hệ cá sông Đà thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình gồm 94 loài và phân loài, thuộc 712 giống, 21 họ trong 8 bộ. Trong số này có 88 loài cá bản địa, chiếm 93,6%; 6 loài cá di nhập, chiếm 6,4% và 12 loài cá trong sách đỏ Việt Nam năm 2007.

Mỗi ngày có tới hơn 1,5 triệu mẫu virus được tung lên mạng

Theo thống kê của BKAV, trên toàn cầu mỗi ngày có tới hơn 1,5 triệu mẫu virus được hacker tung lên mạng với mục đích khai thác dữ liệu, kiếm tiền, gây thiệt hại cho người dùng lên tới hàng tỉ USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục