(HBĐT) - Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Phú Minh (Kỳ Sơn) có xuất phát điểm thấp, thu nhập của người dân chủ yếu gắn với nông nghiệp. Địa bàn xã rộng nhưng đa phần là đồi, núi. Kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản từ nguồn vốn Nhà nước đầu tư. Đến hết năm 2018, xã đạt 14/19 tiêu chí. Với tinh thần đoàn kết, xã Phú Minh nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí còn lại, phấn đấu cán đích NTM vào cuối năm nay.


Con đường xóm Bu Chằm đi Phú Châu dài hơn 1,5 km trước đây là đường đất lầy lội và hẹp. Được sự tuyên truyền của chính quyền xã, 10 hộ dân dọc tuyến đường tình nguyện hiến đất để mở rộng đường lên 3,5 m, trong đó hộ ông Nguyễn Văn Tình hiến nhiều nhất, trên 3.000 mgồm cả đất thổ cư, đất vườn và đất lâm nghiệp. Đến nay, con đường liên xóm được trải nhựa rộng rãi,đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân. Con đường này là minh chứng sống động cho sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.


Trong thực hiện xây dựng NTM ở xã Phú Minh (Kỳ Sơn), hộ ông Nguyễn Văn Tình (bên trái) tự nguyện hiến hơn 3.000 m2 đất các loại để mở rộng tuyến đường liên xóm Bu Chằm đi Phú Châu.

Là xã đăng ký về đích NTM vào năm 2019, những năm qua, xã Phú Minh đã tranh thủ nhiều nguồn lực để tập trung thực hiện đầy đủ, toàn diện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Giai đoạn 2015-2019, với sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và sự chung sức, đồng lòng của người dân, Phú Minh đã huy động được trên 65 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó,ngân sách T.Ư 5 tỷ đồng; ngân sách tỉnh, huyện, xã trên 56 tỷ đồng; nhân dân đóng góp bằng hiến đất, ngày công lao động, tiền trị giá 3,8 tỷ đồng. Với nguồn lực đó, xã đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng.

Xác định chỉ có nâng cao thu nhập mới có thể giảm nghèo bền vững và đóng góp cho xây dựng NTM, xã tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình. Bằng nhiều cách phổ biến, tuyên truyền, các hộ nông dân trong xã được tiếp cận với cung cách làm ăn mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, xã vận động nhân dân trồng những loại cây cho năng suất,thâm canh cao,chủ động lựa chọn cây, con giống mang lại giá trị kinh tế cao như chăn nuôi bò, dê, gà, lợn, nuôi ong lấy mật và các mô hình cải tạo vườn tạp, trồng cây có múi. Xã mở rộng diện tích trồng dong riềng 80 ha,cà gai leo hơn 10 ha, cà gai leo... Một số điển hình trong phát triển kinh tế gia đình cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên như hộ các ông Đỗ Quang Chiến,Đỗ Văn Thọ, hội viên hội nông dân xóm Bu Chằm phát triển mô hình cây ăn quả có múi, cà gai leo. Ngoài ra, xã phát triển và duy trì các nghề thủ công đem lại thu nhập ổn định cho bà con lúc nông nhàn. Hiện, xã có 4 xưởng chổi chít thu hút hơn 150 lao động, 2 sơ sở sản xuất gạch, 2 cơ sơ chế biến miến dong...

Phó Chủ tịch UBND xã Phú Minh Nguyễn Trọng Dũng cho biết: Đảng ủy, chính quyền xã xác định mục tiêu hoàn thành xã NTM trong năm 2019 là một thử thách với địa phương. Do đó, với quyết tâm cao, chúng tôi đã họp bàn, tìm giải pháp tháo gỡ dần những nút thắt trong từng tiêu chí. Trong quá trình thực hiện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và vận dụng tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân nên việc huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng NTM được người dân tích cực tham gia. Cùng với làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng, rà soát, điều chỉnh đề án cho phù hợp tình hình thực tế, xã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân; chỉ đạo ứng dụng tiến bộ KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất; gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhờđó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao,thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 35 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,49%.

 

Hải Linh


Các tin khác


36 tỷ đồng xây dựng mới cầu Trắng (TP Hòa Bình)

(HBĐT) - Sở Giao thông vận tải đang triển khai thực hiện dự án xây dựng mới cầu Trắng (phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình). Theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, cầu Trắng sẽ được đầu tư 36 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để xây dựng mới, tại vị trí Km0+20 đường Cù Chính Lan.

Phòng trừ hiệu quả sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô

(HBĐT) - Sâu keo mùa thu (SKMT) là loài sâu hại mới, có khả năng di trú xa, lây lan nhanh, gây hại nặng tại các vùng bị xâm nhiễm. Trước đây, SKMT chưa từng xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, vào vụ xuân năm nay, SKMT đã xuất hiện và gây hại cục bộ trên diện tích ngô xuân của một số tỉnh trong đó có Hòa Bình. Theo ghi nhận của Sở NN&PTNT, cao điểm nhất vào khoảng trung tuần tháng 4/2019, toàn tỉnh đã có khoảng 1.000 ha ngô bị nhiễm SKMT, 2 huyện có nhiều diện tích bị xâm nhiễm nhất là Tân Lạc và Mai Châu, còn lại phân bố rải rác trên địa bàn các huyện, thành phố.

Đào tạo tiểu giáo viên cho 80 cán bộ quản lý thực hiện chương trình OCOP năm 2019

(HBĐT) - Ngày 13/5, Van phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tổ chức lớp đào tạo tiểu giáo viên cho 80 học viên là cán bộ quản lý thực hiện chương trình OCOP năm 2019 thuộc các sở NN&PTNT, KH&CN, Y tế, VH-TT&DL; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và di lịch tỉnh, Chi cục Phát triển nông thôn và các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc.

Cần huy động sự vào cuộc đồng bộ, tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị

(HBĐT) - Ngày 13/5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và chỉ đạo hội nghị. Điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; các ngành thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh DTLCP.

Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả để giảm tác động điều chỉnh tăng giá điện

(HBĐT) - Có luồng ý kiến thắc mắc về hóa đơn tiền điện tăng cao so với tháng trước. Có trường hợp nghi ngờ cách đo đếm chỉ số công tơ điện... đang là vấn đề cần làm rõ và được dư luận đặc biệt quan tâm sau gần 2 tháng áp dụng giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 8,36%.

Niềm vui từ giao thông nông thôn ở Cao Phong

(HBĐT) - So với trước năm 2013, giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong đã có bước tiến dài. Những cung đường trước đây vốn khúc khuỷu, sỏi đá mấp mô như tuyến Yên Thượng, Yên Lập, Thung Nai, tuyến đường liên xã Bắc Phong, Xuân Phong... đã được thay thế bằng đường bê tông, đường nhựa dễ đi, êm thuận. Hạ tầng giao thông được đầu tư đưa vào khai thác tốt, góp phần tạo diện mạo nông thôn mới, thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục