(HBĐT) - Ngày 17/5, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Ban chủ nhiệm Đề tài Thực trạng công tác truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình và những vấn đề đặt ra (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tọa đàm khoa học Thực trạng truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình và những vấn đề đặt ra.


Trong những năm qua, công tác truyền thông nói chung, công tác truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng, đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.Đề tài CTDT.31.18/16-20 cấp Nhà nước do Học viện Báo chí và Tuyên truyền đăng ký tham gia đấu thầu và được Ủy ban Dân tộc lựa chọn giao cho thực hiện từ tháng 4/2018 đến 10/2020. Đề tài do PGS.TS Lưu Văn An làm chủ nhiệm.


Các đại biểu đóng góp ý kiến trong Tọa đàm.

Ban chủ nhiệm đề tài đã tập hợp và tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, tổ chức hội thảo và tọa đàm ở các địa phương: Hà Nội, Yên Bái, Sơn La, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Trà Vinh và đang tiếp tục khảo sát ở Đắk Lắk, Kiên Giang, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận…

Nhằm giúp Ban chủ nhiệm đề tài có được những tư liệu thực tiễn sinh động từ tỉnh Hòa Bình, các đại biểu tham dự buổi tọa đàm đã đóng góp ý kiến về những vấn đề: thực trạng hoạt động của các chủ thể truyền thông – ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; thực trạng hoạt động của các chủ thể truyền thông không chính thống; thực trạng đối tượng truyền thông – ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; thực trạng nội dung truyền thông – ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; thực trạng phương thức truyền thông, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác truyền thông, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; đánh giá tác động và hiệu quả của truyền thông từ năm 1986 đến nay; nêu rõ những vấn đề cấp bách đang đặt ra ở Hòa Bình trong công tác truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số; đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình.


Linh Nhật


Các tin khác


Trên 597 tỷ đồng đầu tư Dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà

(HBĐT) - HĐND tỉnh khóa XVI vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà, huyện Kỳ Sơn.

Huyện Kỳ Sơn chú trọng đảm bảo an toàn vùng hạ lưu đập thủy điện

(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có một số địa bàn chạy dọc sông Đà, nằm trong vùng hạ lưu của đập thủy điện Hòa Bình nên trong phương án phòng, chống mưa lũ hàng năm, huyện luôn xác định ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu. Năm nay, nhiệm vụ này càng trở nên cấp bách, tạo nhiều áp lực cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) của địa phương.

36 tỷ đồng xây dựng mới cầu Trắng (TP Hòa Bình)

(HBĐT) - Sở Giao thông vận tải đang triển khai thực hiện dự án xây dựng mới cầu Trắng (phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình). Theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, cầu Trắng sẽ được đầu tư 36 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để xây dựng mới, tại vị trí Km0+20 đường Cù Chính Lan.

Phòng trừ hiệu quả sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô

(HBĐT) - Sâu keo mùa thu (SKMT) là loài sâu hại mới, có khả năng di trú xa, lây lan nhanh, gây hại nặng tại các vùng bị xâm nhiễm. Trước đây, SKMT chưa từng xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, vào vụ xuân năm nay, SKMT đã xuất hiện và gây hại cục bộ trên diện tích ngô xuân của một số tỉnh trong đó có Hòa Bình. Theo ghi nhận của Sở NN&PTNT, cao điểm nhất vào khoảng trung tuần tháng 4/2019, toàn tỉnh đã có khoảng 1.000 ha ngô bị nhiễm SKMT, 2 huyện có nhiều diện tích bị xâm nhiễm nhất là Tân Lạc và Mai Châu, còn lại phân bố rải rác trên địa bàn các huyện, thành phố.

Đào tạo tiểu giáo viên cho 80 cán bộ quản lý thực hiện chương trình OCOP năm 2019

(HBĐT) - Ngày 13/5, Van phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tổ chức lớp đào tạo tiểu giáo viên cho 80 học viên là cán bộ quản lý thực hiện chương trình OCOP năm 2019 thuộc các sở NN&PTNT, KH&CN, Y tế, VH-TT&DL; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và di lịch tỉnh, Chi cục Phát triển nông thôn và các huyện Đà Bắc, Cao Phong, Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc.

Cần huy động sự vào cuộc đồng bộ, tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị

(HBĐT) - Ngày 13/5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và chỉ đạo hội nghị. Điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; các ngành thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh DTLCP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục