(HBĐT)- Nằm trong lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, thời gian qua, tỉnh đã tích cực triển khai cung ứng hạ tầng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và 4 trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ứng dụng này chưa phát huy được hiệu quả.

 


Công tác truyền thông về dịch vụ công trực tuyến được đẩy mạnh. Ảnh: Học sinh trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) tham gia cuộc thi tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. 

DVCTT là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan Nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Khi tham gia DVCTT mức độ 3, tổ chức, cá nhân có thể điền thông tin vào các mẫu văn bản điện tử, nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh. Với dịch vụ này, các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ. Khi chuyển lên sử dụng DVCTT mức độ 4, người sử dụng có thể thanh toán lệ phí trực tuyến, sử dụng các hình thức thanh toán điện tử. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng. Đây là bước tiến mới về cải cách hành chính, tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân công và phục vụ tốt cho lộ trình cải cách hành chính.

Với những điểm ưu việt đó, tỉnh đã sớm triển khai mô hình DVCTT trong thực hiện TTHC. Theo  báo cáo tổng hợp tình hình ứng dụng CNTT phát triển chính quyền điện tử tỉnh năm 2019 của Sở TT-TT: Từ ngày 1/7/2019, Cổng dịch vụ công của tỉnh chính thức đi vào vận hành với tên miền dichvuconghoabinh.gov.vn giải quyết dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, tổ chức, tạo thuận lợi trong giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Từ ngày 9/12/2019, Cổng dịch vụ công của tỉnh được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. Hiện, Cổng dịch vụ công tỉnh đang cung cấp 352 DVCTT mức độ 3 và 116 DVCTT mức độ 4.

Thời điểm này, được khuyến cáo hạn chế tiếp xúc nơi đông người để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, chị Bùi Thu Hằng, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) truy cập vào địa chỉ http://dichvucong.hoabinh.gv.vn để nộp hồ sơ thực hiện TTHC theo hình thức trực tuyến. Phải mất gần 30 phút chị Hằng mới truy cập được vào  hệ thống. Các bước tiếp theo chị thực hiện theo đúng trình tự như Sổ tay hướng dẫn thực hiện TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh nhưng không khả dụng. Kết quả là không thể nộp được hồ sơ. Qua quan sát ở phía trái màn hình Cổng dịch vụ công tỉnh (phần thống kê dịch vụ công ghi rõ: dịch vụ công mức 3 là 192, dịch vụ công mức 4 là 67 dịch vụ). So sánh với số liệu thống kê của Sở TT-TT tại Văn bản số 104, ngày 20/2/2020 về việc "Tuyên truyền khuyến nghị người dân tăng cường sử dụng DVCTT nhằm hạn chế việc tiếp xúc nơi đông người”: hiện tỉnh đang cung cấp 352 DVCTT mức 3 và 116 DVCTT mức 4, chị Hằng phần nào hiểu được lý do không thể giao dịch. Trực tiếp đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để được hướng dẫn cụ thể chị Hằng được biết, ngay cả cán bộ đang làm việc tại trung tâm cũng thường xuyên bị gặp khó khi truy cập vào địa chỉ http://dichvucong.hoabinh.gv.vn. Hiện, trung tâm chưa tiếp nhận bộ hồ sơ nào gửi dưới hình thức trực tuyến mức 3, mức 4.

Nhằm hoàn thành các mục tiêu năm 2020 tại Kế hoạch số 49, ngày 27/3/2019 của UBND tỉnh về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025, ngày 21/2/2020, Văn phòng UBND tỉnh có Văn bản số 950 chuyền tải một số nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, trong đó có phần ghi rõ: Yêu cầu Sở TT-TT khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc cung cấp DVCTT mức độ 3, mức độ 4, đảm bảo tối thiểu 30% DVCTT được thực hiện ở mức độ 4 theo quy định (thời gian trong tháng 3/2020), báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.  

Để đạt được kết quả như kỳ vọng, các cơ quan liên quan cần tập trung rà soát kỹ lưỡng để hệ thống DVCTT hoạt động thông suốt, nhằm thực hiện tốt hơn lộ trình CCHC, hướng tới sự hài lòng của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

     
Lam Nguyệt

Các tin khác


Mùa “khát” ở Tuân Đạo

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 2 - đỉnh điểm mùa cạn ở xã, 9/9 xóm của xã Tuân Đạo (Lạc Sơn) thiếu nước sinh hoạt. Dọc các tuyến đường tại xóm Đanh, Đào, Lâm, Quàn... những ống nước tự kéo của người dân từ các mó nước trên núi về chằng chịt như dây diện. Theo người dân nơi đây, năm nào cũng vậy, trời mưa các khe suối, mó nước chảy mạnh còn có nước dùng, còn mùa cạn thì suối trơ sỏi đá, nước từ mó dẫn về ống chảy như sợi chỉ, hứng cả ngày cũng chỉ được 2-3 xô nước, các hộ đều chật vật vì "khát" nước sinh hoạt.

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng chính quyền điện tử

(HBĐT) - Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh quan tâm triển khai dự án xây dựng chính quyền điện tử tỉnh nhằm đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. 

Tiêu hủy 100% số gia cầm mắc cúm A/H5N6 tại xã Liên Sơn

(HBĐT) - Ngày 26/2, tại khu vực xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N6 xóm 23/9, xã Liên Sơn (Lương Sơn), lực lượng chức năng tỉnh, huyện phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy 100% số gia cầm mắc bệnh cúm A/H5N6 nhằm thực hiện giải pháp cấp bách chống dịch, kiểm soát diễn biến, khống chế sự lây lan của dịch sang các khu vực, địa phương chăn nuôi lân cận.

Truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(HBĐT) - Ngày 26/2, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) đã tổ chức chương trình truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Dịch cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện tại xã Liên Sơn (Lương Sơn)

(HBĐT) - Theo phiếu trả lời xét nghiệm từ Chi cục Thú y vùng I, 3 mẫu bệnh phẩm đơn (1 mẫu gộp) vừa lấy từ đàn gia cầm mắc bệnh tại xã Liên Sơn (Lương Sơn) cho kết quả dương tính với virus cúm A/H5N6. 

Hạn mặn khốc liệt, sạt lở đất bất thường ở Cà Mau

Trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, 42.000ha rừng khô kiệt, 21km đường tự nhiên sụt xuống… đó là những con số thiệt hại do hạn mặn đầu tiên tại Cà Mau được xác nhận. Trong khi đó, nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập có khả năng kéo dài cho đến hết tháng 5. Tình hình này khiến Cà Mau căng mình phòng chống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục