(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng chung sống với dân số 85,4 vạn người. Trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 74,31%, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc khác. Đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh. Vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có 52 xã thuộc khu vực I, 70 xã khu vực II, 88 xã khu vực III. Có 95 xã, 24 thôn ĐBKK thuộc diện được thụ hưởng đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 (số liệu tính năm 2019). Việc đầu tư, hỗ trợ cho vùng DTTS trên địa bàn tỉnh được tăng cường, phát huy hiệu quả, làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi và góp phần phát triển KT - XH tại các xã ĐBKK của tỉnh.


Từ các nguồn vốn thực hiện chính sách dân tộc, đến nay, nhiều tuyến đường giao thông xã Cao Sơn (Đà Bắc) được cứng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại. giao thương hàng hóa của người dân. 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị vào cuộc tập trung giải quyết những khó khăn nhằm mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS. Trong quá trình thực hiện, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 22, ngày 7/11/2018 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trong tình hình mới. UBND tỉnh ban hành, triển khai các kế hoạch chi tiết thực hiện chỉ đạo của T.Ư, của Tỉnh ủy cùng hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án đối với vùng đồng bào các dân tộc trên địa bàn, mục tiêu trước tiên là đẩy mạnh phát triển kinh tế cho vùng khó khăn. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn từ những chương trình, dự án của T.Ư thực hiện chính sách dân tộc cùng các nguồn vốn hỗ trợ khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên công trình về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, thiết chế văn hóa phục vụ đời sống nhân dân. Ngoài ra, tập trung đầu tư các chương trình, dự án, mô hình, chuyển giao KHKT nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất cho khu vực nông thôn.

Hằng năm, trong chương trình lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đều chú trọng nội dung: Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS theo hướng bền vững, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học; nâng cao đời sống của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền. Với sự vào cuộc và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã ưu tiên bố trí lồng ghép các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa bàn vùng DTTS của tỉnh. Thông qua việc lồng ghép nguồn vốn từ nhiều chương trình, dự án như: Chương trình MTQG xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, ngân sách T.Ư bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính phủ, vốn dự án giảm nghèo do Ngân hàng thế giới tài trợ, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác... đã giúp hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành chính sách đặc thù để tập trung hỗ trợ phát triển KT-XH cho các xóm ĐBKK nhất tỉnh. Từ năm 2014, thực hiện Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản ĐBKK nhất tỉnh đã hỗ trợ đầu tư cho các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nhà ở, đào tạo nghề và hoạt động văn hóa. Nhờ đó góp phần giúp tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của các thôn, bản thuộc đề án giảm bình quân 5%/năm. Tuy nhiên, do nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư hỗ trợ nên đề án mới đạt được 49,5%. Sau khi rà soát có 15/36 thôn, xóm trong đề án còn ở diện ĐBKK được sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư, hỗ trợ. Vì vậy, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 53, ngày 29/3/2019 về tiếp tục thực hiện Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản ĐBKK nhất tỉnh đến năm 2020. Hiện, đề án cần kinh phí thực hiện 80.000 triệu đồng.

Cùng với thực hiện chính sách dân tộc đặc thù của địa phương còn có Đề án số 03 của BTV Tỉnh ủy về củng cố nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu. Đề án đã được các cấp, ngành, UBND huyện Mai Châu lồng ghép nguồn vốn để triển khai thực hiện. Ông Sùng A Sa, người có uy tín xóm Pà Cò Lớn, nguyên Chủ tịch UBND xã Pà Cò chia sẻ: Thực hiện đề án của Tỉnh ủy cùng các chương trình, dự án và sự giúp đỡ của các cấp, ngành, đời sống đồng bào dân tộc Mông đã cải thiện đáng kể. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, hoạt động hiệu quả. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Nhờ được hưởng lợi từ chính sách dân tộc và nỗ lực vươn lên của người dân, từ năm 2017, xã Pà Cò đã thoát khỏi diện xã ĐBKK, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, an ninh chính trị giữ vững. 

Những năm qua, thực hiện chủ trương ưu tiên nguồn lực đầu tư, hỗ trợ vùng DTTS còn phải kể đến tỉnh đã huy động được hàng nghìn tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau qua Chương trình 30a dành cho hai huyện nghèo Đà Bắc và Kim Bôi; chương trình của các ngành: Giáo dục, Y tế, Điện lực, GTVT... đều tập trung cho vùng điều kiện khó khăn trong tỉnh. Với sự ưu tiên nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đã giải quyết được những công trình thiết yếu đảm bảo phục vụ đời sống dân sinh, kinh tế đối với đồng bào DTTS.  Việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở ở xóm, xã ĐBKK, vùng sâu, xa luôn bám sát các tiêu chí xây dựng NTM để cân đối, hỗ trợ nguồn lực và từng bước hoàn thành các tiêu chí về hạ tầng trong xây dựng NTM. Đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã có 88/191 xã đạt chuẩn NTM (bằng 46%); bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã; đối với các xã ĐBKK đạt 12,51 tiêu chí/xã. Hiện, 100% xã có điện lưới quốc gia; 112 xã có đường ô tô đến trung tâm xã theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT, trong đó có 24/101 xã ĐBKK. Từ sự chung sức, đồng lòng chăm lo đời sống đồng bào các DTTS, năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 11,36%, hộ cận nghèo 14%, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã ĐBKK trung bình là 23,12%, cận nghèo 27%. Kết quả này đã tạo được niềm tin, sự đồng thuận của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

"Để vùng đồng bào DTTS phát triển toàn diện và khởi sắc, trong thời gian tới, việc thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc cần được các cấp, ngành vào cuộc sát hơn, gần dân hơn, tìm ra được cách làm hiệu quả nhất. Trên cơ sở nguồn lực có hạn nên phải xác định lồng ghép ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH mạnh và thiết thực hơn. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ cho vùng nông thôn, gắn giữa nông nghiệp, du lịch và phát triển các ngành TTCN. Tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo các huyện, sở, ngành tiếp tục vào cuộc để tạo được đà phát triển trong sản xuất, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững. Quan tâm chuyển giao KHCN, đầu tư cho giáo dục, y tế, thiết chế văn hóa, chăm lo đời sống, từng bước giảm sự chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh để đồng bào có cuộc sống vật chất, tinh thần được nâng cao” - đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết. 

Bình Giang


Các tin khác


Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

(HBĐT) - Ngày 11/3, UBND tỉnh đã tổ chức họp kiểm điểm tiến độ thực hiện Hợp phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện các sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thuỷ.

Huyện Lương Sơn: Dành nguồn lực thực hiện tiêu chí thủy lợi

(HBĐT) - Thủy lợi là tiêu chí thứ 3 trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, đây là tiêu chí quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp nhưng cũng khó thực hiện bởi yêu cầu kinh phí lớn. Trong những năm qua, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", huyện Lương Sơn quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống công trình thủy lợi, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, dân sinh và phòng, chống thiên tai.

Khuyến nghị toàn dân sử dụng ứng dụng cung cấp thông tin trợ giúp y tế

Trước những diễn biến mới của dịch COVID-19 ở Việt Nam và trên thế giới, ngày 9/3, tại Hà Nội, các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế tổ chức ra mắt 2 ứng dụng (app) gồm: Ứng dụng NCOVI dành cho người dân Việt Nam và Ứng dụng Vietnam health declaration dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam.

Thời tiết ngày 10/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có dông, đề phòng thời tiết nguy hiểm

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, sáng sớm 10/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu đông bắc Bắc Bộ. Ngày và đêm 10/3, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

Khoa học công nghệ - đòn bẩy thúc đẩy gia tăng giá trị ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Theo giới chuyên gia, việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất sẽ góp phần làm gia tăng giá trị các sản phẩm nói riêng và toàn ngành nông nghiệp nói chung. Điều này đã được minh chứng qua nấc thang phát triển ngành nông nghiệp cùa tỉnh.

Đề cao cảnh giác với hiện tượng thời tiết cực đoan

(HBĐT) - Thời tiết đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, trái quy luật. Thường thì khi bước vào thời điểm giao mùa mới hay xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan. Tuy nhiên, từ Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, các hiện tượng giông lốc, sấm sét, mưa đá, mưa to đến rất to đã diễn ra ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh ta, ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục