Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tsinghua, Trung Quốc đã thiết kế một robot có thể hỗ trợ các bác sĩ tuyến đầu trong các tình huống nguy hiểm khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19 mà không có quần áo bảo hộ.


Cánh tay di động của robot có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ một cách tự động như kiểm tra siêu âm và lấy dịch họng bằng bông gạc.

Robot này gồm một cánh tay di động có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ, như: kiểm tra siêu âm và lấy dịch họng bằng bông gạc và lắng nghe âm thanh các cơ quan nội tạng của bệnh nhân bằng ống nghe. Các nhiệm vụ như vậy thường được thực hiện bởi các bác sĩ ,nhưng với robot được gắn camera này, nhân viên y tế không cần ở cùng phòng với bệnh nhân và thậm chí có thể ở một thành phố khác.

Giáo sư Zheng Gangtie, thiết kế trưởng bộ môn robot tại Đại học Tsinghua cho biết, tất cả các bác sĩ đều rất dũng cảm. Tuy nhiên, virus này rất dễ lây lan. Chúng ta có thể sử dụng robot để thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm nhất. Ý tưởng này của giáo sư vào đúng thời điểm dịp Tết Nguyên đán, khi thành phố Vũ Hán vừa mới bùng phát dịch Covid-19, với các ca nhiễm và tử vong do dịch bệnh này đang tăng lên nhanh chóng mỗi ngày.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Zheng đã sử dụng công nghệ tương tự trên các trạm vũ trụ và thám hiểm mặt trăng. Các robot gần như hoàn toàn tự động và thậm chí có thể tự khử trùng sau khi thực hiện các hành động liên quan đến tiếp xúc với bệnh nhân. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng, phản hồi từ các bác sĩ sẽ tốt hơn nếu có ít tự động hóa hơn, vì sự hiện diện cá nhân sẽ an ủi và trấn an được bệnh nhân.

Nhóm nghiên cứu hiện có hai robot, đã được thử nghiệm bởi các bác sĩ tại các bệnh viện ở thành phố Bắc Kinh. Hiện nay, một robot vẫn đang còn ở phòng thí nghiệm của trường đại học, nhưng robot còn lại đang được sử dụng tại bệnh viện Vũ Hán, nơi các bác sĩ bắt đầu được đào tạo để sử dụng nó.

Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, robot có thể được đưa vào sử dụng cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Vũ Hán từ ngày 29-3 tới.

Giáo sư Zheng cùng với nhóm nghiên cứu muốn xây dựng nhiều robot như vậy nhưng tài trợ từ trường đại học đã hết. Để chế tạo một robot phải tốn 72 nghìn USD. Zheng không có kế hoạch thương mại hóa các thiết kế robot của mình nhưng ông hy vọng có một công ty sẽ đồng hành để thực hiện sản xuất tiếp những robot mới.

Theo thống kê, Trung Quốc đã gửi hàng chục nghìn nhân viên y tế đến tâm dịch ở tỉnh Hồ Bắc. Đến cuối tháng 2 vừa qua, đã có hơn 3.000 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh và một số người đã tử vong.

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Nhà mạng miễn cước khi nhắn tin ủng hộ COVID-19

Các nhà mạng đã thực hiện miễn cước kết nối, cước nhắn tin cho khách hàng nhắn tin ủng hộ phòng chống COVID-19.

Thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Đà Bắc, trong những năm qua, UBND xã Cao Sơn đã thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, công khai thủ tục hành chính (TTHC) và kịp thời kiểm soát các TTHC, góp phần cải cách TTHC trên địa bàn.

Hội viên nông dân đóng góp trên 25.000 ngày công lao động xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân trên địa bàn cùng chung tay, góp sức thực hiện các tiêu chí NTM. Theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh, từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh đã vận động hội viên đóng góp 25.218 ngày công lao động, hiến 2.028 m2 đất để xây dựng đường giao thông nông thôn.

18,6 nghìn lượt người được tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng

(HBĐT) - Thời gian qua, Sở NN&PTNT tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý bảo vệ và chống chặt phá rừng trái pháp luật trong mùa khô.

Tăng cường quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng, chống lũ bão

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 13/3/2020 về tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng, chống lũ bão năm 2020.

Người dân xóm Lựng, xã Cuối Hạ bức xúc, lo lắng về ô nhiễm từ trại lợn

(HBĐT) - Đầu tháng 3/2020, phóng viên Báo Hòa Bình liên tục nhận được các cuộc gọi "kêu cứu” của người dân và cán bộ xóm Lựng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) về tình trạng ô nhiễm từ trang trại nuôi lợn, làm đảo lộn cuộc sống. Ngày 10/3, chúng tôi đã về xóm Lựng. Đây là xóm giáp ranh với xóm Dứng Ổi, xã Kim Bôi, nơi có trại nuôi lợn quy mô 6.000 con/lứa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục