Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 9, tại Bình Châu (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Lý Sơn gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; đảo Cồn Cỏ gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên đã có mưa to với lượng mưa phổ biến 70-150mm.


Vị trí và đường đi của bão số 9.

Hồi 4 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở khoảng 14,4 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 280km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15 sau đó suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông, trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Vùng biển phía Tây của khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-13, giật cấp 16; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15; biển động dữ dội; sóng biển cao từ 6-8m. Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc cơn bão kết hợp với không khí lạnh nên có gió đông bắc cấp 8-9, giật cấp 11; biển động rất mạnh; sóng biển cao từ 4-6m. Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-5m.

Khu vực ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao từ 0,5-1,5m. Nguy cơ ngập úng ở các vùng trũng, cửa sông, đầm phá ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi.

Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 12; riêng đất liền ven biển các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-13, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

Ở khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm; Bắc Tây Nguyên 150-250mm.

Từ 28-31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 500-700mm.

Thời tiết các khu vực trên cả nước: Hà Nội:Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 3. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C.

Phía Tây Bắc Bộ:Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C, có nơi dưới 18 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C, có nơi trên 30 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ:Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông bắc cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Đêm và sáng sớm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C, vùng núi có nơi dưới 19 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C, có nơi trên 30 độ C.

Thanh Hóa đếnThừa Thiên - Huế:Nhiều mây, có mưa to đến rất to. Gió bắc đến tây bắc cấp 3, ven biển cấp 4-5; riêng Quảng Bình, Quảng Trị gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 10; riêng Thừa Thiên Huế gió mạnh dần lên cấp 8-10, giật cấp 12; đêm gió yếu dần. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ C.

Đà Nẵng Đến Bình Thuận:Nhiều mây, phía Bắc (Đà Nẵng đến Phú Yên) có mưa to đến rất to; phía Nam có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió mạnh cấp 4-5; riêng các tỉnh Đà Nẵng đến Phú Yên gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 12; vùng ven biển Đà Nẵng đến Bình Định gió mạnh cấp 11-13, giật cấp 15; Bắc Khánh Hòa gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10; đêm gió yếu dần. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất Phía Bắc 23-26 độ C, có nơi trên 26 độ C; phía Nam 26-29 độ C, có nơi trên 29 độ C

Tây Nguyên:Nhiều mây, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; riêng Bắc Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Gió tây đến tây nam cấp 3-5; riêng khu vực Kontum, Gia Lai gió mạnh dần lên cấp 7-8, giật cấp 10. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 24-27 độ C.

Nam Bộ:Nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ C, có nơi trên 32 độ C.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Xã Đa Phúc - xanh thẳm rừng đại ngàn

(HBĐT) - Đặt chân vào rừng nguyên sinh ở xóm Nhuội, xã Đa Phúc (Yên Thủy) mọi cảm giác mệt mỏi dường như tan biến. Dưới tầng tầng, lớp lớp những tán cây cổ thụ, bóng nắng không xuyên qua được rừng già, không khí trong lành, mát mẻ. Mới 14h mà anh Trương Đức Hoàng, cán bộ lâm nghiệp xã Đa Phúc đã nhắc khéo: "Các anh tác nghiệp khẩn trương nhé, trong rừng già trời nhanh tối lắm”.

Mở hướng nghề nghiệp cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở

(HBĐT) - Xu hướng mới "3 năm 2 bằng” 

Vợ chồng chị Ngần Thị Sứ ở xóm Mỏ, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đưa con trai là Hà Công Vinh đến trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật nhập học. Vinh tốt nghiệp trường THCS Chiềng Châu với học lực trung bình khá. Qua tìm hiểu trên phương tiện thông tin đại chúng, em biết đến chương trình vừa học THPT vừa học trung cấp nghề đã xin bố mẹ nộp hồ sơ đăng ký ngành học quản lý khách sạn. Trong 2 ngày làm thủ tục nhập học cho sinh viên K22 hệ trung cấp, nhà trường phát 200 phiếu ăn miễn phí cho phụ huynh và học sinh ở xa. Chị Ngần Thị Sứ chia sẻ: Đưa con xuống trường thấy cơ sở vật chất nhà trường khang trang, có ký túc xá cho sinh viên ở xa, thầy, cô giáo nhiệt tình, chúng tôi rất yên tâm cho con theo học tại đây.

Tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại xã Cư Yên

(HBĐT) - Ngày 22/10, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị tuyên truyền về quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng tại xã Cư Yên.       

Hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(HBĐT) - Ngày 14/1/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh cụ thể hóa các nhiệm vụ về lâm nghiệp cho các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã, lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng; trách nhiệm của trưởng xóm, bản, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sinh sống, hoạt động trong rừng, ven rừng. Qua đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về lâm nghiệp; tạo sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về công tác bảo vệ, phát triển rừng.

35 nông dân xã Ngọc Sơn được cấp giấy chứng nhận nghề trồng rau an toàn

 (HBĐT) - Ngày 21/10, tại xã Ngọc Sơn, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp Hội Nông dân huyện Lạc Sơn tổ chức lễ bế giảng lớp dạy nghề trồng rau an toàn cho 35 học viên là hội viên nông dân xã.

Nhiều khó khăn sau sáp nhập ngành chăn nuôi, thú y

(HBBĐT) - Thời gian triển khai tiêm phòng cho vật nuôi chậm, với tỷ lệ tiêm đạt thấp, nhiều lúng túng trong chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi cho thấy một thực trạng khó khăn của ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY) sau khi thực hiện sáp nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục