Năm 2022, công tác tuyển sinh có những điều chỉnh tích cực, nhất là chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ. Ngay sau khi kết thúc tuyển sinh đợt một, nhiều trường đại học đã cơ bản hoàn thành công tác tuyển sinh cho năm học mới.

Thí sinh trúng tuyển vào Đại học Quốc gia năm 2022 làm thủ tục nhập học. (Ảnh QUỐC TOẢN)

Thí sinh trúng tuyển vào Đại học Quốc gia năm 2022 làm thủ tục nhập học. (Ảnh QUỐC TOẢN)

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022, toàn hệ thống hơn 300 cơ sở đào tạo có 18.000 mã xét tuyển (theo ngành đào tạo và phương thức tuyển sinh) với 620.477 thí sinh đăng ký xét tuyển và 3,1 triệu nguyện vọng. Trong số thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung, số trúng tuyển chính thức sau đợt một là 567.018, đạt tỷ lệ 91,4% so với số thí sinh đăng ký xét tuyển. Tính đến kết thúc thời hạn quy định, có 463.440 thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống, đạt tỷ lệ 81,7% so với số thí sinh trúng tuyển. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh đã được triển khai đồng bộ, triệt để từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển và nộp phí xét tuyển, xác nhận nhập học theo hình thức trực tuyến đối với tất cả thí sinh. Thí sinh được đăng ký nguyện vọng sau khi có điểm thi và điểm sàn của các trường công bố; được bảo đảm quyền chọn trường, chọn ngành theo nguyện vọng mong muốn; đồng thời được bảo đảm cơ hội trúng tuyển lớn nhất.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến cáo các trường tổ chức xét tuyển tất cả các phương thức cùng với thời gian lọc ảo toàn quốc để có thể chủ động điều chỉnh được mức điểm trúng tuyển giữa các phương thức, bảo đảm sự công bằng giữa các phương thức xét tuyển và lựa chọn được những thí sinh có chất lượng tốt nhất vào học tập tại trường. Trong tuyển sinh năm 2022, không còn tình trạng thí sinh nhận được giấy báo trúng tuyển từ nhiều trường dù thí sinh không đăng ký. Các trường đại học được bảo đảm cạnh tranh (và buộc phải cạnh tranh) một cách bình đẳng và minh bạch, thực hiện công tác xét tuyển thuận tiện, giảm bớt nhiều quy trình, thủ tục riêng. Tỷ lệ thí sinh ảo giảm, đồng nghĩa với việc các trường tuyển sát hơn với chỉ tiêu.

Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, công tác tuyển sinh năm 2022 có sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ. Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó bảo đảm việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh năm 2022 đã được triển khai đồng bộ, triệt để từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển và nộp phí xét tuyển, xác nhận nhập học được thực hiện theo hình thức trực tuyến đối với tất cả thí sinh, có những thời điểm có tới hàng trăm nghìn lượt truy cập trong cùng khoảng thời gian trên Cổng thông tin tuyển sinh và Cổng dịch vụ công quốc gia.

Đáng chú ý, công tác tuyển sinh năm 2022 bước đầu được đánh giá là sự đột phá về chuyển đổi số, nhất là việc thanh toán lệ phí không sử dụng tiền mặt. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030". Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung giúp đẩy mạnh sự minh bạch trong công tác tuyển sinh trong toàn ngành. Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ sở dữ liệu toàn bộ, đầy đủ, chính xác về kết quả tuyển sinh của các trường, là công cụ hữu hiệu để phân tích chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực.

Trên cơ sở những kết quả bước đầu trong tuyển sinh năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình và các chức năng của hệ thống phần mềm, sau đó, sẽ có kế hoạch nâng cấp để tiến tới hệ thống đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng và thanh toán trực tuyến dễ sử dụng, thân thiện và tối ưu hơn. Các cơ sở đào tạo cần phân tích, đánh giá hiệu quả của từng phương thức tuyển sinh để lựa chọn và sử dụng một số phương thức nhất định, tránh đưa ra nhiều phương thức xét tuyển dẫn đến không bảo đảm sự công bằng và gây khó khăn, nhầm lẫn cho thí sinh. Các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, theo hướng đơn giản hóa, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh đưa ra những phương thức tuyển sinh phức tạp, gây khó khăn cho thí sinh.

Đáng chú ý, các cơ sở giáo dục đại học triển khai xây dựng và công bố định hướng, phương hướng cho công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 cần phù hợp với yêu cầu, nội dung, cấu trúc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn và yêu cầu các trường đại học công bố phương án tuyển sinh, chuẩn đầu vào năm 2025. Hiện nay, Bộ đang tích cực hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp THPT cho năm 2025. "Việc công bố phương án thi tốt nghiệp năm 2025 sẽ chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu đổi mới mà còn phải căn cứ vào định hướng về tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết.

                                                                Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Ra mắt mô hình "Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa"

(HBĐT) - Ngày 6/10, tại chợ Tây Phong, Huyện đoàn Cao Phong phối hợp Đoàn xã Tây Phong thực hiện mô hình "Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa"; ra mắt đội thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa.

Giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ đối với công trình đường bộ

(HBĐT) - Hiện nay, Sở Giao thông vận tải (GTVT) đang quản lý 100,64 km quốc lộ, 479,5 km đường tỉnh và 184,4 km đường khác. Để chủ động phòng, chống, ứng phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo an toàn cho người, tài sản, công trình, góp phần phát triển KT-XH, ngay từ đầu năm 2022, Sở GTVT đã quán triệt, triển khai đến các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, người lao động toàn ngành các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác phòng, chống thiên tai với quan điểm: Chủ động phòng là chính; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương, hiệu quả; chú trọng công tác cảnh báo về các trọng điểm và vị trí xung yếu trên các tuyến đường, kè, ngầm thường xuyên bị ngập.

Thời tiết ngày 6/10: Khu vực Trung Bộ và Nam Bộ có nơi mưa to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 6/10, các khu vực trong cả nước có mưa, dông chủ yếu vào chiều tối và đêm, cục bộ có mưa to, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Sáu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Ngày 5/10, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 317/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập".

Khẩn trương hạ tải đồi Lủ Thao, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân

(HBĐT) - Ba năm qua, hàng chục hộ dân gần khu vực chân đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) có đến 7 lần di chuyển người và tài sản mỗi khi mưa lớn, nhằm đảm bảo an toàn do nguy cơ cao sạt lở đất, đá. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc hạ tải đồi Lủ Thao vẫn chưa được triển khai, nguyên nhân do các thủ tục cũng như cần phải thực hiện theo đúng quy trình.

Không khí lạnh mạnh sắp tràn xuống, miền Bắc chuyển rét khô

Khoảng ngày 9-10/10, khu vực vùng núi trời chuyển rét, khu vực trung du, đồng bằng trời chuyển lạnh. Đây là đợt mưa rét, mưa lạnh đầu tiên của mùa đông năm nay ở miền Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục