(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 06-CT/UBND về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2023.


Để chủ động trong công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

- UBND các huyện, thành phố có đê tổng kiểm tra đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều, phát hiện những yếu tố hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn đê; xây dựng, phê duyệt và triển khai trên thực tế phương án hộ đê, từng khu vực trọng điểm theo phương châm "4 tại chỗ” đối với từng tuyến đê…

Căn cứ phương án hộ đê năm 2023, chỉ đạo chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ hộ đê cho từng tuyến. Ngoài vật tư dự trữ của Nhà nước hiện có trên địa bàn, cần có kế hoạch huy động vật tư trong nhân dân để sử dụng trong trường hợp có sự cố xảy ra. –

Phối hợp với Sở NN&PTNT quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra các xã, phường ven đê tổ chức lực lượng và thực hiện công tác tuần tra, canh gác bảo vệ công trình đê điều trong mùa mưa lũ theo quy định để phát hiện, xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu các sự cố xảy ra; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt...

Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các cống dưới đê, phát hiện các cống yếu, cống bị hư hỏng để sửa chữa, hoành triệt tạm thời hoặc hoành triệt vĩnh viễn các cống không đảm bảo an toàn…

Chỉ đạo các đơn vị liên quan, các nhà thầu tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình liên quan đến đê điều xong trước mùa lũ, bão và có phương án đảm bảo an toàn cho công trình khi có lũ, bão…

- Sở NN&PTNT chỉ đạo tăng cường kiểm tra các tuyến đê, kịp thời phát hiện, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành quyết định cấp phép đối với chủ đầu tư các công trình liên quan đến đê điều theo quy định của Luật Đê điều...

- Sở GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan, các nhà thầu thi công đảm bảo việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều, việc xây dựng cầu qua sông có đê trên địa bàn tỉnh tuân thủ đúng quy định về bảo đảm thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều theo quy định.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập nội dung phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.  

- Bộ CHQS tỉnh căn cứ phương án hộ đê bảo vệ an toàn trọng điểm xung yếu cho đê điều trong mùa mưa lũ năm 2023, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng hộ đê cho từng tuyến đê.

- Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng của ngành, phối hợp với các địa phương có phương án đảm bảo ANTT, an toàn xã hội khi xảy ra các tình huống sự cố đê điều, mất an toàn đê điều; tổ chức lực lượng phối hợp với các LLVT, địa phương tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân…

- Các Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình: Dân dụng và Công nghiệp; Giao thông; NN&PTNT phối hợp với UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan chỉ đạo các nhà thầu tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình liên quan đến đê điều xong trước mùa lũ, bão và có phương án đảm bảo an toàn cho công trình khi có lũ, bão; các hạng mục liên quan đến đê điều phải được UBND tỉnh cấp giấy phép trước khi thi công.

- Công ty TNHH MTV khai thác công trình Thủy lợi rà soát xây dựng, điều chỉnh quy trình vận hành cống số 3 thuộc đê Quỳnh Lâm, TP Hòa Bình bảo đảm việc sử dụng cống phải chấp hành nghiêm quy trình đóng, mở, an toàn trong lũ, bão; kiểm tra vận hành thử, sẵn sàng thực hiện khi có yêu cầu.

- Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, đặc biệt các vị trí trọng điểm xung yếu; chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án hộ đê, ứng phó với điều kiện xảy ra bão, lũ lớn, kể cả trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế…

P.V (TH)

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục