Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, do tình hình mưa lớn, kéo dài từ đêm 30/5 đến sáng 31/5 đã gây ra tình trạng sụt lún đất gần nhà dân tại xóm Tre Báng, xã Miền Đồi.
Hố sụt lún rộng khoảng hơn 2m tại xóm Be Tráng, xã Miền Đồi (Lạc Sơn).
Hố sụt lún xảy ra tại sân trước nhà bà Bùi Thị Minh, xóm Tre Báng, xã Miền Đồi. Hố sụt cách tường nhà 3,8m, miệng hố rộng 2m, nguy hiểm ngôi nhà và người dân. UBND huyện Lạc Sơn chỉ đạo UBND xã Miền Đồi trước mắt rào tạm, che miệng hố để ngăn gia súc, gia cầm rơi xuống và cảnh báo người dân.
UBND huyên Lạc Sơn giao UBND xã Miền Đồi kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo Ban quản lý xóm Tre Báng chuyển đất nơi khác đến lấp hố sụt. Đặt biển cảnh báo sạt lở nguy hiểm, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của xóm để cảnh báo người dân và cấm các phương tiện đi qua trong phạm vi 50m từ hố sụt. Cảnh báo nhân dân về chăn thả gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn, tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra về người và tài sản. Tiếp tục rào chắn miệng hố sau khi đã lấp đất để tiếp tục theo dõi diến biến tiếp theo.
P.L
Ngày 31/5, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã cử 10 cán bộ, công nhân viên tinh nhuệ thuộc các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối.
Để bảo đảm an toàn và giảm thiểu thiệt hại cho các công trình thuỷ lợi trong mùa mưa bão năm 2024, huyện Lạc Sơn tăng cường giám sát, theo dõi chặt chẽ và triển khai thực hiện các phương án bảo đảm an toàn công trình hồ, đập trên địa bàn, nhất là các hồ chứa nhỏ, xung yếu, được xây dựng từ lâu, xuống cấp...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 31/5, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc vùng biển Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61 km/giờ), giật cấp 9; di chuyển theo hướng Bắc với tốc độ khoảng 5 km/giờ.
Trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường, lại là địa bàn vùng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở, xã Thạch Yên (Cao Phong) đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống từ sớm, từ xa với phương châm "Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời - Khắc phục hiệu quả”.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh đã giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, kinh doanh phát huy nội lực, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, các ngành nghề, dịch vụ nông thôn có lợi thế. Khoa học - công nghệ (KH-CN) đã khẳng định vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững sản phẩm OCOP.