Nhóm các nhà khoa học Singapore vừa phát hiện ra hai gen thuộc gia đình collagen có mối liên hệ chặt chẽ với độ dày màng sừng trung tâm (CCT), một yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp - nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới chứng mù lòa không thể chữa được trên toàn thế giới.

 

Các nhà khoa học này đã nghiên cứu hồ sơ bệnh án của hơn 5.000 người bị ảnh hưởng thị lực kém và các bệnh chính liên quan đến mắt ở các nhóm thiểu số khác nhau tại Singapore.

Phát hiện các gen ảnh hưởng quyết định đến CCT ở con người mang tính chất cốt lõi nhằm giúp chúng ta hiểu kỹ hơn cơ chế liên kết giữa CCT và bệnh tăng nhãn áp.

Đây được coi là nghiên cứu lớn nhất và chưa từng có về sự liên kết rộng rãi hệ gen (GWAS) đối với CCT ở Singapore.

Nghiên cứu này đã được các nhà khoa học thuộc Viện Hệ gene Singapore, Viện Khoa học, công nghệ và nghiên cứu Singapore, Viện Nghiên cứu Mắt Singapore, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Y Duke-NUS cùng các nhà khoa học Mỹ và Australia hợp tác thực hiện./.

 

                                                                            Theo TTXVN

Các tin khác

Ban chấp hành Công đoàn Bưu điện tỉnh khoá II, nhiệm kỳ 2010 – 2013 ra mắt đại hội.
Anh Cao Đình Hùng
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

iPad là từ khóa tăng trưởng nhanh nhất năm 2010

Gã khổng lồ tìm kiếm Internet Google vừa công bố bảng xếp hạng những từ khóa tăng trưởng nhanh nhất trên công cụ tìm kiếm của hãng. iPhone và iPad Apple chiếm tới hai vị trí trong danh sách những từ khóa công nghệ “hot” nhất

Kỹ thuật mới - Công nghệ mới

Máy sấy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời bằng vật liệu com-pô-dít

56 học viên tham dự lớp tập huấn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Với mục đích nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường, nước sạch trong trường học, sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. Trong 2 ngày từ 9 - 10/12, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đà Bắc đã tổ chức lớp tập huấn về vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường.

Ứng dụng công nghệ ghép tế bào gốc điều trị bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh

Bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh là tình trạng lớp ngoài cùng của da bị bong khỏi tổ chức bên dưới, làm cho bệnh nhi bị mất dịch, mất chất đạm, nhiễm trùng và gây đau đớn. Về lâu dài bệnh nhi sẽ bị các biến dạng nặng như: dính các ngón tay, ngón chân, biến dạng chi, nặng sẽ dẫn đến tử vong.

"Phù phép" biến thịt ế thành thịt tươi

Một con lợn sau khi xẻ thịt, bán được càng nhiều trong ngày càng tốt. Phần còn lại - thịt ế - mang về để nơi thoáng mát. Sáng hôm sau, trước khi đem ra chợ khoảng một tiếng đồng hồ, số thịt trên sẽ cho ngâm từ 5 tới 7 phút trong một dung dịch bao gồm loại thuốc có tên gọi là thuốc "tẩy đường" - sunfua dioxit - với nước rồi vớt ra là có được súc thịt đỏ au. Công nghệ tái chế này đảm bảo không một người tiêu dùng nào có thể phân biệt được đâu là thịt ế của ngày hôm trước và đâu là tươi như lợn mới mổ trong ngày hôm nay.

Protein melanopsin mở ra hy vọng cho người mù

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện protein melanopsin không những có thể giúp duy trì sự đồng bộ của đồng hồ sinh học trong cơ thể người với thế giới bên ngoài, mà còn có thể cảm nhận ánh sáng bên ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục