Quá bức xúc trước tình trạng xả thải chất độc hại chưa qua xử lý ra môi trường, người dân đã lập barie, dựng lều không cho Nhà máy chế biến quặng của Công ty THT hoạt động.
(HBĐT) - Quá bức xúc trước tình trạng xả thải chất độc hại chưa qua xử lý trong quá trình sản xuất ra môi trường của Nhà máy chế biến quặng đa kim thuộc Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hòa Bình THT (gọi tắt là Công ty THT), ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất nên người dân ở xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn) đã dựng barie chặn cổng, không cho nhà máy tiếp tục hoạt động sản xuất...
Vừa vận hành thử đã gây ô nhiễm môi trường
Nhà máy chế biến quặng đa kim của Công ty THT được cấp phép đầu tư xây dựng từ năm 2007 tại xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn). Sau khi được cấp phép, Công ty THT đã thực hiện các bước triển khai xây dựng Nhà máy, năm 2009 bắt đầu đi vào vận hành thử nghiệm. Đến năm 2010, Nhà máy dừng hoạt động để tiếp tục hoàn thiện các hạng mục. Sau khi cơ bản hoàn thành các hạng mục của dự án và chuẩn bị tiếp tục vận hành thử nghiệm, vào thời điểm tháng 9/2011 trong quá trình thau rửa các bể, bồn chứa dung dịch và quặng hoà tan đã để xảy ra sự cố tràn nước thải chưa qua xử lý ra bên ngoài môi trường. Do vậy, một số hộ dân xung quanh đã phản ánh lên các cấp chính quyền địa phương và tổ chức đổ đất, đá, dựng barie, lều bạt, ngăn đường vào không cho Nhà máy tiếp tục vận hành với lý do gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Trước những phản ứng của người dân về hiện tượng ô nhiễm nguồn nước xung quanh, chính quyền địa phương và Công ty THT đã tổ chức đối thoại với nhân dân để tìm phương án giải quyết. Theo đó, Công ty cam kết sẽ hỗ trợ cho mỗi hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng từ 200.000 - 600.000 đồng mua nước sạch/ tháng và sẽ xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch để cho nhân dân sinh hoạt. Tuy nhiên, đến nay, vụ việc vẫn chưa giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho nhân dân. Theo phản ánh của người dân xóm Rụt và qua khảo sát thực tế khu bể chứa chất thải trong quá trình sản xuất, tuyển quặng của Nhà máy được xây dựng khá đơn giản. Bí thư chi bộ xóm Rụt Hoàng Việt Bảo bức xúc: Các bể chứa chất thải chỉ được đào và đắp đất xung quanh để ngăn chất thải, hiện tượng gây ô nhiễm môi trường không thể tránh khỏi. Chất thải trong quá trình sản xuất của Nhà máy lại có nhiều loại hóa chất độc.
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường đó, suốt từ thời điểm tháng 9/2011 đến nay, hàng trăm người dân xóm Rụt đã lập barie chắn trước cổng nhà máy, ngăn không cho nhà máy tiếp tục hoạt động. Đồng thời, lo ngại nguồn nước sinh hoạt của gia đình đã bị nhiễm độc, nhiều hộ dân ở xóm Rụt đã phải đi mua nước ở nơi khác về dùng. Bà Hoàng Thị Cúc, một người dân xóm Rụt cho biết: Từ nhiều tháng nay, nhà tôi không dám dùng nước giếng để ăn uống mà phải đi mua nước về ăn, còn chuyện tắm, giặt thì vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm.
Cần khắc phục ngay tình trạng ô nhiễm
Bí thư chi bộ xóm Rụt Hoàng Việt Bảo cho biết: Ngay sau khi phát hiện tình trạng ô nhiêm môi trường do Nhà máy của Công ty THT gây ra, chúng tôi đã có kiến nghị, phản ánh lên các cấp chính quyền và cơ quan chức năng đề nghị giải quyết.
Trước những bức xúc đó, ngày 2/11/2011, Sở TN&MT đã phối hợp với Công ty cổ phần kỹ thuật và phân tích môi trường tiến hành lấy mẫu nước, đất (bùn) khu vực Nhà máy và tại các giếng nước sinh hoạt của một số hộ dân xung quanh để phân tích, đánh giá mức độ, sự ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cùng với đó, đoàn công tác của
Trước những vi phạm trên,
ông Đào Duy Toàn, Chủ tịch HĐQT Công ty THT cho biết: Công ty sẽ thực hiện nghiêm theo kết luận của Sở TN&MT. Đồng thời có phương án hỗ trợ tiền mua nước sạch và có phương án đảm bảo nước sinh hoạt cho những hộ dân khu vực xung quanh Nhà máy trong thời gian tới.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Ngày 13/2, Ban Quản lý dự án ADDA - “Dự án phát triển cộng đồng các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc Việt Nam” do Hội Nông dân tỉnh trực tiếp tổ chức, chỉ đạo đã tổ chức hội nghị tổng kết vụ hè thu năm 2011 và triển khai kế hoạch hoạt động vụ xuân - hè năm 2012.
Một robot của Nhật Bản mô phỏng chuyển động của con người đã đưa những ý tưởng như trong bộ phim bom tấn "Avatar" đến gần hiện thực hơn.
Mặc dù Nokia bắt tay với Microsoft để sản xuất điện thoại Windows Phone, nhưng điều này cũng không ngăn cản các “vọc sĩ” mang nền tảng Android Ice Cream Sandwich mới nhất của Google đến với smartphone của Nokia, cụ thể là N9.
Tuy được xem là thời điểm chín muồi để phát triển công nghiệp nội dung số khi Việt Nam có hạ tầng viễn thông, nhân lực tốt, thiết bị đầu cuối (smartphone), máy tính bảng tăng trưởng nhanh, song thực tế rất hiếm các đơn vị có sản phẩm nội dung “đủ tầm.”
Tập đoàn Kodak đã chính thức công bố việc ngừng sản xuất máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, khung hình kỹ thuật số cũng như việc loại bỏ dần các sản phẩm vào giữa năm nay.
(HBĐT) - Sau hơn 3 năm chính thức đi vào hoạt động độc lập theo chủ trương chia tách Bưu chính Viễn thông, Bưu điện tỉnh Hòa Bình đã tiếp tục khẳng định được vị trí, nâng cao uy tín và thương hiệu của ngành Bưu điện, sẵn sàng hội nhập và phát triển trong thời kỳ mới.