Nghề chẻ tăm mành dùng nguyên liệu từ cây luồng đã đem lại việc làm và thu nhập đáng kể cho người dân xã Hiền Lương (Đà Bắc).
(HBĐT) - Ban quản lý rừng phòng hộ sông Đà thực hiện nhiệm vụ chính là quản lý, bảo vệ rừng (QL-BVR) lâu dài, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng phòng hộ, rừng SX trên địa phận 34 xã của 4 huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong và TPHB.
Hiện nay đã thành lập được 3 trạm QL -BVR tại Bình Thanh (Cao Phong), Mai Châu và Đà Bắc. Tăng cường hoạt động QLNN về phát triển rừng phòng hộ xung yếu, lưu giữ và tạo nguồn sinh thủy chống xói mòn, giảm bồi lắng và tích tụ dưới đáy lòng hồ, góp phần duy trì hoạt động của Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Thu hút và thực hiện các dự án về nông - lâm nghiệp, XĐ-GN, nâng cao đời sống cho nhân dân vùng dự án. Năm 2011, sau khi kết thúc dự án 661, Ban tiếp tục thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững tỉnh.
Xã Hiền Lương (Đà Bắc) là xã thuộc diện ổn định dân cư vùng hồ, diện tích canh tác ít, xã có diện tích rừng phòng hộ khá lớn, trong khi đó, nguồn sống chính của người dân chỉ trông vào đánh bắt thủy sản và khai thác lâm sản. Nghề chẻ tăm mành dùng nguyên liệu từ cây luồng đã đem lại việc làm và thu nhập đáng kể cho người dân trong xã. Bà Đinh Thị Dương ở xóm Doi cho biết: Trung bình mỗi cây luồng bán có giá 10.000-20.000 đồng. Chẻ thành tăm bán được gấp 3-4 lần. Hiền Lương đã hình thành làng nghề gia công tăm mành, bình quân mỗi lao động thu nhập từ 20.000-30.000 đồng / ngày có việc làm quanh năm.
ông Đặng Văn Hải, Trưởng ban QLRPH sông Đà cho biết: Hiện nay, với đội ngũ cán bộ, nhân viên là 27 người chịu trách nhiệm quản lý trên 80.000 ha rừng, bình quân mỗi người phụ trách quản lý, bảo vệ khoảng 3.000 ha rừng trên địa bàn rừng núi hiểm trở, giao thông khó khăn, dân trí thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào rừng, thường xuyên xâm hại rừng để phát triển kinh tế. Những năm qua, BQL thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn người dân trông coi bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Trong đó diện tích được giao khoán và đang được đầu tư, bảo vệ theo dự án 661 với tổng diện tích 17.538, 57 ha. Phối hợp cùng chính quyền các xừ, Hạt kiểm lâm tuần tra ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng cho nhân dân trên địa bàn quản lý. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân BVR tại địa phương, do đó, trên lâm phần của đơn vị quản lý không xảy ra vụ cháy rừng nào, đây là một thành công lớn trong QL -BVR. Cũng từ khi được giao đến nay, đơn vị đã quản lý, bảo vệ tốt, không xảy ra tình trạng nhân dân xâm lấn phá rừng làm nương rẫy. Các cán bộ tích cực bám sát địa bàn, công tác chăm sóc, BVR được thực hiện tốt, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên. Định mức đầu tư các công trình lâm sinh tăng như: đối với công trình trồng, chăm sóc rừng trồng tăng từ 10 triệu đồng /ha lên 15 triệu đồng /ha; đối với công trình BVR tăng từ 100.000 đồng / ha lên 200.000 đồng /ha, do đó, khuyến khích người dân tích cực tham gia trồng, chăm sóc và BVR.
Năm 2011, xã Toàn Sơn và xã Yên Hòa (Đà Bắc) đã trồng mới 45 ha rừng phòng hộ và hàng năm đều triển khai thực hiện chăm sóc 2 lần nên 100% diện tích rừng trồng phát triển tốt. Cán bộ địa bàn chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân phát dọn thực bì toàn diện, rẫy cỏ vun gốc, trồng dặm đủ mật độ theo quy trình kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn nghiệm thu quy định, thực hiện chăm sóc 273, 15 ha rừng trồng các năm; bảo vệ 511, 18 ha rừng trồng các năm và 17.205 ha rừng tự nhiên. Việc trồng mới, khoanh nuôi, phục hồi rừng tự nhiên vừa nâng độ che phủ rừng, vừa tạo điều kiện về việc làm thường xuyên cho các hộ dân địa phương, góp phần ổn định cuộc sống gắn kết được trách nhiệm và quyền lợi của đồng bào trong QL -BVR. Năm 2012, BQL được giao kế hoạch trồng mới 100 ha rừng phòng hộ, hiện các xã đang rà soát quỹ đất, chuẩn bị hiện trường, giống vốn. Hiện, BQL đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình đường lâm nghiệp phục vụ trồng rừng từ xóm Lang đi xóm Tù Mù, xã Yên Hòa (Đà Bắc) với tổng mức đầu tư 3, 3 tỉ đồng.
Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, cụ thể, kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện chỉ đạo các ngành và chính quyền địa phương cùng tham gia QL -BVR. Sự phối hợp tốt giữa đơn vị với chính quyền địa phương trong tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương tham gia QL -BVR, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao. Việc gắn kết được trách nhiệm và quyền lợi của nhân dân địa phương trong QL -BVR đã đem lại hiệu quả tích cực, người dân được giao nhận rừng để quản lý, bảo vệ không những thực hiện tốt nhiệm vụ của mình mà còn góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương tham gia tích cực vào công tác này.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 28/3, UBND thành phố Hoà Bình đã tổ chức hội nghị bàn giao hồ sơ, bản đồ, dữ liệu địa giới hành chính cho 15 xã, phường.
(HBĐT) - Hiện nay, điện lưới quốc gia đã đến được hầu hết các xã trong tỉnh, trong tổng số 1.955 xóm, bản ở 210 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố thì có đến 129 xóm, bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn vẫn chưa có điện.
(HBĐT) - Theo báo cáo kết quả kiểm tra đồng ruộng của các huyện, thành phố trong tỉnh, hiện nay, tỷ lệ chuột hại lúa, hoa màu phổ biến ở mức dưới 5% số dảnh thiệt hại. Tuy nhiên, với khả năng sinh sản rất nhanh của loài chuột, nguy cơ phát sinh gây hại trên các loại cây trồng, đặc biệt là lúa nước, ngô rất lớn nếu không có sự quan tâm đúng mức tới công tác diệt trừ.
(HBĐT) - Theo thống kê, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2.019 doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong đó có 23 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, 53 Công ty Nhà nước, 137 doanh nghiệp tư nhân, 1.156 công ty TNHH, 534 Công ty cổ phần...
(HBĐT) - Từ vụ mùa 2009, bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện trên cây lúa và đến năm 2011 đã xuất hiện thêm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Đến nay, nhóm bệnh virus này vẫn được xem là đối tượng dịch hại nguy hiểm, có nguy cơ cao, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa của tỉnh.
(HBĐT) - Đến thôn Cố Thổ, xã Hoà Sơn (Lương Sơn) không khó để bắt gặp những ông chủ trẻ với các mô hình sản xuất có mức thu nhập bình quân 300 triệu đồng/năm. Bám trụ quê nhà, chí thú làm ăn, họ là những nhân tố mới tiêu biểu cùng TN trong xã chung tay xây dựng NTM.