Một bể chứa rác khu xử lý rác thải xã Yên Mông đã bị hư hỏng.

Một bể chứa rác khu xử lý rác thải xã Yên Mông đã bị hư hỏng.

(HBĐT) - Chỗ chôn lấp và xử lý rác thải vẫn là câu chuyện nhức nhối tại thành phố Hòa Bình. Bãi chôn lấp tạm đã quá tải rất nhiều so với năng lực chôn lấp và hàng ngày cứ tiếp tục đầy lên, gây ô nhiễm. Trong khi đó, điểm xử lý rác thải tại xã Yên Mông đầu tư hàng chục tỷ đồng, hoàn thành trong năm 2009 đến nay vẫn bỏ không và đang xuống cấp.

 

Trong quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, lượng rác thải của TP. Hòa Bình không ngừng tăng cao từ vài chục m3/ngày đêm đã lên khoảng 80-90 m3/ngày đêm. Vào những năm thành phố còn là thị xã, lượng rác thải được tập kết ở dốc Tức, phường Hữu Nghị,  khi không còn chứa nổi, TP đã xây dựng bãi rác tạm tại dốc Búng, phường Tân Hòa với quy mô 1 ha, đưa vào từ đầu quý II/2004 đến năm 2006 đã lấp đầy. Từ đó đến nay, lượng rác thải của TP tiếp tục đổ tại dốc Búng. Hiện nay, rác tại dốc Búng đã chất cao như núi, hơn mặt đường tới cả chục mét. Khu rác duy nhất của TP Hòa Bình này không có hệ thống xử lý rác thải, nước thải, cũng như tường xây chắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống người dân. Tất cả lượng nước thải của rác hòa xuống sông Đà theo dòng chảy.  

Để giải quyết vấn đề bức xúc rác thải, TP Hòa Bình đầu tư khu xử lý rác thải rộng 20 ha, có thể hoạt động trong vòng 20 năm  tại xã Yên Mông với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 21 tỷ đồng, hoàn thành vào năm 2009. Dù vậy, khu xử lý rác này cũng không thể đưa vào hoạt động, đã xuất hiện tình trạng xuống cấp, Nguyên nhân là người dân không cho xe rác vào tập kết. Qua tìm hiểu được biết: Người dân cho rằng, theo văn bản của Nhà nước trước đây phạm vi ảnh hưởng có bán kính 300 m, có khoảng 20 hộ dân bị ảnh hưởng nhưng theo quy định mới là 500 m thì số hộ dân bị ảnh hưởng khoảng 200 hộ cần phải di dời. Một số hộ dân cũng trong diện 20 hộ trên cũng đã nhận tiền đền bù nhưng chưa di dời.  

Trong khi đó, bãi rác dốc Búng ngày càng quá tải và bị đưa vào diện cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phạt vi phạm hành chính nhiều lần, nặng nhất trên 200 triệu đồng. Đến nay, dốc Búng vẫn là nơi tập kết rác của TP Hòa Bình và thành phố tiếp tục loay hoay với câu chuyện rác thải. Mới đây, đoàn công tác liên ngành của Tư khảo sát tìm giải pháp tham mưu với Chính phủ có cơ chế, chính sách giải quyết căn cơ vấn đề bức xúc tại khu xử lý rác xã Yên Mông, đề nghị với TP và các cơ quan chức năng cần rà soát, đánh giá, có phương án giải quyết dứt điểm giai đoạn 1 của dự án, tìm kiếm nguồn lực di dời các hộ dân vùng ảnh hưởng, triển khai phương án tái định cư, đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho người dân địa phương.  

 

                                                                         Lê Chung  

 

Các tin khác

Các nhóm thảo luận về kết quả quả dự án tại hội thảo.
Cán bộ Ban chỉ huy PCLB & TKCN thành phố Hòa Bình tăng cường kiểm tra, kiểm soát khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở ven suối.
Bà con nông dân xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) tập trung cấy lúa mùa 2012.
Không có hình ảnh

Ban hành qui chế quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống truyền hình hội nghị tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 831/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống truyền hình hội nghị tỉnh Hoà Bình. Quy chế này bao gồm 4 chương, 12 điều qui định rõ đối tượng áp dụng, nguyên tắc thực hiện, trách nhiệm quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống truyền hình hội nghị; chế độ khen thưởng và kỷ luật.

Thành phố Hòa Bình: Quy chế quản lý đô thị bước đầu đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Quy chế quản lý đô thị của TPHB đã thực sự đi vào cuộc sống. TPHB đã từng bước giải quyết được những vấn đề bức thiết trong quá trình đô thị hóa, thực hiện mục tiêu xây dựng TPHB trở thành đô thị loại 2 vào năm 2020.

1.781 thôn, xóm, bản thành lập ban phát triển nông thôn

(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, đến nay, tỉnh ta đã kiện toàn lại Ban chỉ đạo, 100%  các huyện, thành phố đã thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo. 144/191 xã thành lập Ban chỉ đạo và 191/191 xã thành lập ban quản lý cấp xã; 1.781/1781 thôn, xóm, bản thành lập ban phát triển nông thôn.

7 tác phẩm lọt vào vòng 2 cuộc thi làm phim "Nói không với mật gấu"

Đó là thông báo chính thức của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) vào ngày 10/7, khi bước vào giai đoạn 2 cuộc thi làm phim “Nói không với mật gấu” (sẽ được diễn ra từ 10/7 tới 31/8/2012 với hình thức bình chọn).

Quảng Ninh phát động phong trào bảo vệ loài gấu

Ngày 11/7, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Tổ chức động vật châu Á (Văn phòng dự án tại Hà Nội) tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào bảo vệ loài gấu tại thành phố Hạ Long.

Tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động của bộ phận “một cửa” cấp huyện

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có bộ phận “một cửa” của UBND TPHB đã triển khai theo mô hình hiện đại, đã bố trí phòng làm việc rộng 80m2, được trang bị phần mềm “một cửa”, hệ thống mạng LAN, mạng máy chủ, camera giám sát, hệ thống xếp hàng tự động, máy đọc mã vạch, màn hình LCD tra cứu thông tin... phục vụ cho việc tiếp nhận và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục