Trên cây bí xanh cần chú ý phòng trừ bọ nhảy và bệnh phấn trắng. ảnh: Nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) trồng và chăm sóc bí xanh.

Trên cây bí xanh cần chú ý phòng trừ bọ nhảy và bệnh phấn trắng. ảnh: Nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) trồng và chăm sóc bí xanh.

(HBĐT) - Đến cuối tháng 8, sau khi kết thúc gieo trồng cây màu vụ hè - thu, các địa phương trong tỉnh tập trung đẩy mạnh các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống các đối tượng dịch hại đã được ngành chức năng cảnh báo như sâu ăn lá, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, bọ nhảy, rệp, chuột...

 

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, vụ hè - thu năm nay, toàn tỉnh trồng 11.462 ha ngô, 1.469 ha khoai lang, 475 ha đậu tương, 1.198 ha lạc và khoảng gần 2.500 ha rau, đậu các loại. Các huyện có diện tích trồng màu cao là Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Lương Sơn, Đà Bắc... Đến thời điểm này, cây ngô trà sớm đang trỗ cờ - phun râu, đại trà xoáy nõn - trỗ cờ, trà muộn có từ 5-7 lá; cây lạc trà sớm phát triển củ - vào chắc, đại trà hình thành củ - phát triển củ; đậu tương trà sớm chắc quả, đại trà phát triển quả; mía vươn lóng mạnh; cam, quýt phát triển quả; rau, đậu nhiều loại phát triển thân lá - thu hoạch. Nhìn chung, các loại cây màu sinh trưởng, phát triển khá ổn định.

 

Tuy nhiên, kết quả theo dõi tình hình dịch hại của phòng NN&PTNT các huyện, thành phố cho thấy: Hiện nay đang xuất hiện các đối tượng gây hại, nhất là trên ngô, mía, cây ăn quả và một số loại rau. Cụ thể, trên cây ngô xuất hiện sâu xám, sâu ăn lá, sâu đục thân hại diện hẹp, nhất là trên diện tích trà muộn ở Lương Sơn, Yên Thủy, Kim Bôi, TPHB. Ngoài ra, một số diện tích ngô trên địa bàn huyện Lạc Thủy xuất hiện bệnh đốm lá với tỷ lệ hại phổ biến 3-5% số lá, bệnh khô vằn với tỷ lệ hại phổ biến 1-3% số cây, chuột và châu chấu gây hại nhẹ. Trên cây mía, rệp sáp, rệp xơ trắng có tỷ lệ hại 3-6% số lá, số cây, sâu đục thân tỷ lệ hại phổ biến 0,5-1% số cây, bệnh thối nõn hại cục bộ từng ruộng và trên giống nhiễm. Các địa bàn có nhiều diện tích mía bị nhiễm sâu bệnh là Kim Bôi, Đà Bắc, Yên Thủy, Tân Lạc... Trên cây ăn quả (chủ yếu là cam, quýt, nhãn, vải) xuất hiện các đối tượng dịch gồm: nhện đỏ, nhện trắng, rệp, ve sầu, bướm trắng, sâu vẽ bùa, nhện lông nhung... Tại các huyện Lương Sơn, Mai Châu, Kỳ Sơn, Tân Lạc, một số diện tích trồng rau họ thập tự, bầu, bí đang bị nhiễm bệnh phấn trắng, sương mai, đốm lá, một số loại sâu, rệp, bọ nhảy cũng xuất hiện và gây hại nhẹ.

 

Dự báo khả năng gia tăng dịch hại trong thời gian tới, Chi cục BVTV đề nghị các địa phương tập trung thực hiện những biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây màu vụ hè-thu. Đặc biệt, đối với cây ngô cần chú ý sự gia tăng mức độ gây hại của sâu khoang, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, ngoài ra cần chú ý sự xuất hiện bệnh virus ở những vùng gần khu vực lúa mùa bị bệnh. Đối với cây mía, chú ý các đối tượng sâu đục thân, rệp, bệnh thối nõn, thối đỏ, đốm lá, ngoài ra, bệnh mía chồi cỏ có thể xuất hiện trên các giống nhiễm giai đoạn vươn lóng mạnh. Đối với cây ăn quả, trong giai đoạn quả chín - thu hoạch cần đặc biệt phòng tránh các đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quả như: bọ xít, sâu đục quả, bệnh sẹo, loét... Trên các vùng trồng lạc, đậu tương, rau họ thập tự cần đẩy mạnh các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá, bọ nhảy, rệp, sâu, bệnh mốc sương, bệnh thối nhũn...

 

Chi cục BVTV khuyến cáo: Tuy mức độ gây hại của các đối tượng trên chưa đáng lo ngại nhưng các địa phương không vì thế mà chủ quan, lơ là công tác BVTV. Trong vụ hè - thu, thời tiết biến đổi bất thường, độ ẩm cao dễ tạo điều kiện cho các mầm sâu bệnh phát triển trên nhiều diện tích cây trồng. Chính vì vậy, song song với chú trọng chăm sóc để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng, bà con nông dân cần tích cực theo dõi diễn biến của sâu bệnh để kịp thời phát hiện các nguy cơ, từ đó chủ động triển khai hiệu quả biện pháp bảo vệ.

 

 

                                                                      Thu Trang

 

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục