(HBĐT) - Qua công tác hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, xây dựng nhà cho các hộ gia đình chính sách khó khăn, đến nay tỉnh ta cơ bản đã xoá được nhà ở tạm, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
Tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 85%; hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm 40%; hộ nông thôn có nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm 92%; 97,5% hộ nông thôn được dùng điện. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn còn khoảng 22,59% (giảm 3,5% so với năm 2011).
Vũ Hà
(HBĐT) - Với 25.460 ha tổng diện tích rừng hiện có, huyện Cao Phong có 17.680 ha đất lâm nghiệp, hơn 8.647 ha đất có rừng. Năm 2012, nhân dân trong huyện đã tích cực trồng, chăm sóc 473 ha rừng trồng mới, góp phần nâng độ che phủ rừng lên hơn 40%. Xác định tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng, có tính xuyên suốt, lực lượng kiểm lâm địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với UBND xã, thị trấn, các thôn, bản có rừng và gần rừng tuyên truyền bằng nhiều biện pháp như: mở cuộc họp, lồng ghép với các cuộc họp khác, nhất là họp các dự án...
(HBĐT) - Xã Vạn Mai (Mai Châu) có trên 700 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu nhưng đến thời điểm này, toàn xã chỉ có duy nhất một công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh tập trung tại xóm Củm, chỉ cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân trong xóm, còn người dân trong các xóm khác phải sử dụng nguồn nước từ các mạch nước từ trên núi hoặc các con suối. Một số hộ đã tiến hành đào giếng khơi. Tuy nhiên, khu vực đào giếng có nguồn nước rất ít.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2012, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 8.736 ha rừng, đạt 124,8% kế hoạch, trong đó, trồng rừng phòng hộ được 2.456 ha, trồng rừng sản xuất được trên 6.280 ha.
(HBĐT) - Ngày 28/11, UBND huyện Cao Phong phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp tổ chức hội nghị đánh giá cảm quan về chất lượng cam Cao Phong.
(HBĐT) - Phát huy vai trò chủ thể của người dân theo phương châm “nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, thời gian qua xã Dũng Phong (Cao Phong) đã linh động, sáng tạo trong huy động sức dân chung tay đóng góp xây dựng nông thôn mới.
(HBĐT) - Trước đây khi Nhà nước chưa có dự án đưa nước sinh hoạt về nông thôn, người dân các xóm, xã Cư Yên (Lương Sơn) thường xuyên phải dùng nước giếng khoan và các mạch nước ngầm để sinh hoạt hàng ngày, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, đại tràng, tiết niệu... Để giảm thiểu ô nhiễm và nguy cơ mắc bệnh từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh mỗi hộ gia đình đều phải sử dụng bộ lọc nước thì mới có thể dùng được, Tuy nhiên, việc làm này không phải gia đình nào cũng có điều kiện thực hiện được.