(HBĐT) - Từ nguồn vốn chương trình cơ giới hóa nông nghiệp của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trạm KN – KL 2 huyện Kim Bôi và Tân Lạc vừa triển khai mô hình hỗ trợ máy làm đất đa năng cho nhóm hộ nông dân trên địa bàn 4 xã với tổng số 6 máy/huyện, tổng trị giá hỗ trợ 300 triệu đồng.
Với tính năng di chuyển dễ dàng ở địa hình phức tạp, vận hành đơn giản, làm nhỏ mịn, tơi xốp đất, ít tốn nhiên liệu, máy làm đất đa năng thu hút sự quan tâm của nông dân các xã được lựa chọn làm mô hình. Trong khuôn khổ chương trình, hộ dân được hỗ trợ 75% giá trị máy và được tư vấn, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật, quy trình vận hành máy nông nghiệp. Sau khi được hỗ trợ, nông dân các xã đã đưa vào ứng dụng ngay ở vụ đông cho kết quả thời gian, ngày công, chi phí được rút ngắn, giảm áp lực khung thời vụ, hứa hẹn phát huy hiệu quả đồng đất các vụ tiếp theo.
Bùi Minh
(HBĐT) - Mấy năm trước, khi nghe tin xã sắp có doanh nghiệp vào đầu tư cơ sở sản xuất bột giấy và đũa ăn một lần, người dân xã Phúc Sạn (Mai Châu) mừng lắm vì bấy lâu nay, đời sống hàng ngày của hơn 500 hộ, 2.100 nhân khẩu ở đây chỉ biết trông chờ vào con tôm, con cá dưới hồ, cây luồng, củ khoai, củ sắn trên đồi, trên rẫy nên thu nhập khá bấp bênh. Ai nấy đều tràn đầy hy vọng có doanh nghiệp vào SX-KD việc tiêu thụ lâm sản thuận lợi hơn, lao động địa phương sẽ có việc làm, thu nhập ổn định và đời sống sẽ khấm khá hơn. Nhưng mỗi ngày qua đi, hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở sơ chế bột giấy và đũa ăn một lần đã gây biết bao hệ lụy cho chính quyền, dân cư trên địa bàn mà bức xúc nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước.
(HBĐT) - Trong 4 ngày, từ 3-6/12, tại Trung tâm hoạt động TTN, T.Ư Đoàn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn giáo dục nhận thức, kỹ năng cho thiếu nhi về phòng- chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra cho 60 cán bộ chủ chốt của Huyện, Thành đoàn 4 tỉnh: Phú Thọ, Thanh Hoá, Sơn La và Hoà Bình. Dự khai mạc lớp tập huấn có đại diện lãnh đạo Hội đồng đội, T.Ư Đoàn; Tỉnh đoàn; Viện khoa học địa chất và khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 3- 4/12, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Chi cục QLTT phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Hòa Bình tổ chức kiểm tra chất lượng thiết bị điện, điện tử, dây điện bọc nhựa PVC tại các cơ sở kinh doanh thiết bị điện, điện tử trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Với 25.460 ha tổng diện tích rừng hiện có, huyện Cao Phong có 17.680 ha đất lâm nghiệp, hơn 8.647 ha đất có rừng. Năm 2012, nhân dân trong huyện đã tích cực trồng, chăm sóc 473 ha rừng trồng mới, góp phần nâng độ che phủ rừng lên hơn 40%. Xác định tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng, có tính xuyên suốt, lực lượng kiểm lâm địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với UBND xã, thị trấn, các thôn, bản có rừng và gần rừng tuyên truyền bằng nhiều biện pháp như: mở cuộc họp, lồng ghép với các cuộc họp khác, nhất là họp các dự án...
(HBĐT) - Xã Vạn Mai (Mai Châu) có trên 700 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu nhưng đến thời điểm này, toàn xã chỉ có duy nhất một công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh tập trung tại xóm Củm, chỉ cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân trong xóm, còn người dân trong các xóm khác phải sử dụng nguồn nước từ các mạch nước từ trên núi hoặc các con suối. Một số hộ đã tiến hành đào giếng khơi. Tuy nhiên, khu vực đào giếng có nguồn nước rất ít.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2012, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 8.736 ha rừng, đạt 124,8% kế hoạch, trong đó, trồng rừng phòng hộ được 2.456 ha, trồng rừng sản xuất được trên 6.280 ha.