Nông dân xóm Phung, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) tích cực làm thủy lợi nội đồng.
(HBĐT) - Tình trạng hạn hán đang trong nguy cơ diễn biến trên diện rộng khiến sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời kỳ gặp khó khăn. Theo thống kê đến ngày 5/4, diện tích lúa bị hạn đã lên tới gần 3.000 ha. Riêng với cây màu, chưa có con số thống kê chính thức.
Mặc dù mấy ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã đón nhận vài cơn mưa bất chợt nhưng không đủ bù đắp, làm dịu đi tình hình hạn hán ở các địa phương. Có thể bắt gặp trên nhiều cánh đồng vụ chiêm, nông dân đang gồng mình cứu lúa bằng đủ mọi cách từ đào giếng, tát cạn nước suối, dùng máy bơm bơm nước cho đồng. Không ít khoảnh ruộng nứt nẻ tạo vệt chân chim, bước chân xuống nền ruộng chẳng khác nào đang đi trên đất nền khô ráo.
So với các địa phương trong tỉnh, Lạc Sơn là huyện có diện tích lúa chiêm lớn nhất (3.966 ha), cũng là huyện chịu ảnh hưởng lớn nhất của đợt hạn hán này. Theo ông Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, hiện tại, diện tích lúa bị hạn vào khoảng hơn 1.300 ha, tương đương với 1/3 tổng diện tích lúa cấy trong vụ. Hạn hán gặp nhiều ở các xã vùng Cộng Hòa như Tân Lập, Nhân Nghĩa, Văn Nghĩa, Miền Đồi, Quý Hòa... Tình hình càng trở nên cấp thiết hơn bởi hầu hết số xã có diện tích lúa hạn sử dụng nguồn nước bai dâng tự chảy và nguồn sông, suối. Tuy nhiên, nguồn nước giờ cạn kiệt, không thể đáp ứng cho sản xuất. Với một số xã trong vùng có hồ, đập thủy lợi, việc đảm bảo nước tưới cho sản xuất có khả quan hơn. Các huyện Tân Lạc, Lương Sơn, Mai Châu, Kỳ Sơn và Kim Bôi diện tích lúa bị hạn cũng chiếm từ 10 - 20% tổng diện tích lúa cấy.
Những ngày này, khí thế ra quân của chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I được ghi nhận ở nhiều địa phương trong tỉnh như Tân Lạc, Mai Châu, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thủy và TPHB. Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi huy động máy móc, thiết bị phối hợp với địa phương triển khai đợt chiến dịch lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác chống hạn cho sản xuất vụ chiêm này. Nông dân các xóm, xã đã tập trung nạo vét bùn đất, khơi thông dòng chảy, phát dọn cỏ dại, đắp bờ mương để nước dẫn về đồng ruộng được lưu thông. ở một số huyện như Lạc Sơn, Mai Châu, hàng trăm máy bơm cố định, máy bơm dã chiến được bảo dưỡng, bảo trì và lắp đặt tại các hồ nhằm tận dụng nguồn nước ít ỏi. Những nỗ lực của nông dân cứu lúa, cây màu đã phần nào giảm bớt mức độ ảnh hưởng của hạn hán. ở những vùng có công trình hồ, đập còn nước, các xã thực hiện cung ứng nước theo tuyến để phục vụ tưới dưỡng cho hầu khắp diện tích lúa. Các trạm bơm thủy luân thực hiện điều tiết nước theo giờ. Với vùng không chủ động về nguồn nước, bà con đào giếng, dùng gàu, gáo tận dụng đến giọt nước tưới cuối cùng.
Ngành NN&PTNT đang đi kiểm tra, đánh giá lại tình hình hạn hán và đề xuất một số giải pháp với tỉnh, với Trung ương hỗ trợ nếu hạn hán tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo ông Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng - chống lụt bão, thực tế kiểm tra, đánh giá các hồ đập trên quy mô toàn tỉnh cho thấy lượng nước tích trữ của hầu hết các hồ, đập đã cạn kiệt, một số hồ đã ở dưới mực nước chết nên khả năng cung cấp nước của các hồ đập sụt giảm nghiêm trọng. Hiện, các địa phương đang chọn giải pháp dùng máy bơm trực tiếp nước từ các hồ qua cửa cống chảy vào hệ thống kênh mương. Một thực tế đáng lo ngại là tình trạng hồ, đập, sông, suối không được bổ sung nguồn nước sẽ còn kéo dài cho đến cuối tháng tư do thời tiết không mưa, xảy ra nắng nóng gay gắt. Vì vậy, đối với hồ đập còn tháo nước được, các địa phương cần triệt để tiết kiệm nước, dùng kỹ thuật tưới dưỡng ẩm, tránh lãng phí. Đơn vị cũng gửi công văn yêu cầu các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra các công trình thủy lợi, quản lý chặt chẽ việc điều tiết nước hợp lý và có kế hoạch, phương án chống hạn cụ thể cho diện tích lúa khi thiếu nước tưới.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 3/4, Huyện ủy Cao Phong đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 11 - CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị (Khoá X) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2013 và hưởng ứng Tết trồng cây xuân Quý Tỵ, trong 3 tháng đầu năm nay, các xã, thị trấn huyện Lương Sơn đã trồng được trên 29.700 cây phân tán các loại. Đồng thời, đã tiến hành gieo ươm 150 vạn cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng.
(HBĐT) - Từ đầu tháng 2 đến nay, hơn 100 hộ dân ở 2 xóm Sáng Mới và Đồi Mu, xã Đú Sáng (Kim Bôi) đã lâm vào tình cảnh khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt. Các bể chứa nước hầu như đã khô kiệt, các hộ gia đình chắt chiu từng xô, từng chậu nước cho việc ăn, uống, đánh răng, rửa mặt. Trong khi thu nhập bình quân mới chỉ đạt 8,5 triệu đồng/người/năm, để có tiền mua nước phục vụ ăn, uống, sinh hoạt hàng ngày với người dân ở đây quả là quá xa xỉ.
(HBĐT) - Xác định cơ giới hóa trong SXNN có ý nghĩa quyết định đến việc bảo đảm thời vụ và tăng hệ số sử dụng ruộng đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác, HND huyện Yên Thủy đã chỉ đạo HND các xã, thị trấn chủ động tham mưu cho các ban, ngành chức năng đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ SX; quy hoạch vùng SX tập trung, hệ thống giao thông nội đồng...
(HBĐT) - Chiều 28/3, Sở VH–TT&DL đã phối hợp với trường Đại học PCCC – Bộ Công an, phòng Cảnh sát PCCC – Công an tỉnh tổ chức tập huấn an toàn phòng cháy chữa cháy cho toàn thể CBCC – VC trong đơn vị nhằm trang bị những kỹ năng cần thiết, đồng thời nâng cao ý thức đối với công tác PCCC.
(HBĐT) - Giống như mọi năm, trung tuần tháng 3 là thời điểm huyện Yên Thủy bắt đầu bước vào những ngày khô hạn, nhiều nơi đồng đất đã rạn chân chim, không ít hồ nước đã gần như cạn gần trơ đáy. Vậy mà hồ Ba Sào (Đa Phúc), dù đã hai lần xả nước phục vụ cho sản xuất vụ chiêm - xuân vẫn ngày đêm rì rào sóng vỗ.