Công đoàn ngành Công thương thăm hỏi, động viên CNLĐ Công ty XNK may 3/2.
(HBĐT) - CĐ ngành công thương hiện có hiện trên 1.400 lao động, trong đó có trên 1.700 ĐVCĐ, 13 CĐCS (trong đó có 2 CĐCS HCSN và 11 CĐCS khối doanh nghiệp cổ phần). Hưởng ứng phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, hàng năm Công đoàn ngành phát động phong trào đến các CĐCS và được 100% CĐCS nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Đặc biệt, phong trào thi đua luyện tay nghề, thi thợ giỏi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ đã đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh.
Bà Trần Thị Mai, Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương cho biết: Hàng năm, CĐ ngành tổ chức phát động phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, sâu rộng trong CNVC-LĐ, đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các CĐCS phát động tại đơn vị và đăng ký thi đua ngay từ đầu năm. Ngoài ra, hàng năm còn phát động nhiều đợt thi đua ngắn ngày, chọn các nội dung thi đua phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động của các CĐCS. Các phong trào thi đua luôn gắn liền với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, nhằm đem lại hiệu quả thiết thực.
Để phong trào thi đua thực sự trở thành niềm đam mê lao động, sáng tạo và đem lại kết quả thiết thực trong CNVC-LĐ, CĐ ngành luôn xác định yếu tố con người là quan trọng. Các CĐCS phối hợp với chuyên môn cung cấp thường xuyên và tổ chức các cuộc thi thợ giỏi, thi nâng bậc cho CNLĐ.
Với đặc thù CĐCS thuộc khối doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực may xuất khẩu, chế biến hàng nông sản, xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa. Thời gian qua, do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất - kinh doanh như: thiếu vốn kinh doanh, giá nguyên vật liệu tăng dẫn đến chi phí sản xuất cao, tiêu thụ sản phẩm chậm, dây chuyền công nghệ sản xuất nhập ngoại nên phụ tùng thay thế chi phí cao. Từ thực tế trên, những sáng chế, sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, ứng dụng các tiến bộ KHKT, đổi mới thiết bị và phương phương công nghệ của CNVC-LĐ được triển khai thực hiện đã giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tiết kiệm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, duy trì sản xuất kinh doanh,…
Đội ngũ CNLĐ đã thực hiện tốt công tác phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất với 25 giải pháp lớn, nhỏ, làm lợi cho doanh nghiệp gần 100 triệu đồng mỗi năm. Quan trọng hơn là qua phong trào thi đua đã giáo dục CNLĐ ý thức thực hành tiết kiệm, nâng cao tay nghề, cải thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động. Đặc biệt, trong phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình như: anh Bùi Đại Nghĩa, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty cổ phần may XNK SMA VINA Việt Hàn đã cùng tập thể phòng kỹ thuật của công ty nghiên cứu và cho ra sáng kiến cải tạo giá cữ dưỡng giá gá để may nắp túi, nẹp khóa làm giảm 5 lao động cho cung đoạn này và làm lợi cho công ty gần 90 triệu đồng/năm.
Anh Nguyễn Vũ An, Phó Giám đốc xí nghiệp chế biến nông sản số 2 thuộc Công ty CP Nông sản thực phẩm đã cùng tập thể cán bộ công ty nghiên cứu cho ra nhiều sáng kiến như: cải tạo hố chứa ngô tạo độ dốc dòng chảy của ngô; cải tạo máy chặt sắn làm giảm sức lao động thủ công trong khâu cảo ngô, chặt sắn, giúp đẩy nhanh tiến độ, tăng năng suất lao động làm lợi cho Công ty trên 55 triệu đồng; nghiên cứu cải tiến vật tư tay thế máy sấy ngô tự động, đặt làm trong nước (thay vì nhập khẩu vật tư với giá cao), giảm giá thành làm lợi cho doanh nghiệp trên 300 triệu đồng…
Hồng Duyên
(HBĐT) - Ngày 23/5, tại xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc), Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm 2013 cho 120 đại biểu là Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường các huyện Kỳ Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, thành phố Hoà Bình; công an xã và các hộ dân làm nghề đánh bắt cá thuộc các xã ven lòng hồ Hoà Bình.
(HBĐT) - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn Nguyễn Văn Khang cho biết: Năm 2012, lũ bão không gây thiệt hại về người nhưng lại ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Tổng thiệt hai do mưa lũ và thiên tai gây ra trên địa bàn khoảng 1,2 tỷ đồng. Việc thủy điện Hòa Bình không xả lũ những năm gần đây đã gây tâm lý chủ quan cho người dân vùng hạ lưu sông Đà. Năm 2012, thủy điện Hòa Bình xả lũ 2 đợt gây ngập úng 180 ha cây trồng, trong đó có 110 ha lúa, 20 ha ngô, 20 ha rau màu các loại của nhân dân các xã Phú Minh, Hợp Thành, Hợp Thịnh và một phần thị trấn Kỳ Sơn. Mưa bão, thiên tai cũng đã làm 40 công trình thủy lợi trên địa bàn bị hư hỏng.
(HBĐT) - Nguồn lợi thủy sản tại các sông, suối, hồ, đầm trên địa bàn tỉnh đang ngày càng trở nên cạn kiệt do tác hại của việc đánh bắt không chấp hành quy định. Một trong những hành vi mang tính chất hủy diệt nguồn lợi, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường là sử dụng chất nổ, xung điện để khai thác thủy sản. Thực trạng trên vẫn đang diễn ra khá thường xuyên, nổi cộm trong thời gian gần đây tại khu vực lòng hồ sông Đà.
(HBĐT) - Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 70 thành lập ủy ban T.Ư Hộ đê, nay là Ban chỉ đạo PCLB T.Ư. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để công tác phòng, chống thiên tai ở Việt Nam được triển khai có tổ chức từ T.Ư tới địa phương. Thể theo nguyện vọng của ngành PCLB và đông đảo nhân dân cả nước, ngày 21/3/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký QĐ số 89/HĐBT lấy ngày 22/5 hàng năm là Ngày truyền thống PCLB& GNTT Việt Nam.
(HBĐT) - Theo thông tin từ BCH PCLB huyện Kim Bôi, trận lốc xoáy xảy ra ngày 20/5 đã làm tốc mái 230 nhà, sập 3 nhà và gãy đổ nhiều cây cối, hoa màu của nhân dân. Trong đó, tại xã Kim Tiến, lốc đã làm tốc mái 69 nhà, đổ 2 ha ngô.
(HBĐT) - Ngày 11/9/1972, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ký lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng. Tại Điều 16, Pháp lệnh quy định: “Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gọi là kiểm lâm nhân dân”. Theo đó, ngày 21/5/1973, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 101/CP quy định “Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm lâm nhân dân”, đánh dấu ngày ra đời của kiểm lâm Việt Nam. Cùng với sự ra đời của kiểm lâm nhân dân Việt Nam, ngày 24/9/1974, Chi cục Kiểm lâm nhân dân tỉnh được thành lập với hệ thống tổ chức gồm: Phòng Chính trị - hành chính, Phòng Nghiệp vụ Kỹ thuật - Pháp chế; Phòng Kế toán - hậu cần và Hạt Kiểm lâm tại 9 huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Mai Châu và Trạm Kiểm soát lâm sản thị xã hòa Bình.