Lực lượng kiểm lâm thường bám cơ sở triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Mai Châu. Trong ảnh: Cán bộ kiểm lâm kiểm tra đánh giá tài nguyên rừng ở các xã giáp ranh vùng tây nam huyện.
(HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh, tổng diện tích tự nhiên là 56.388,48 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 80% tổng diện tích tự nhiên của huyên, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 29.269,4 ha, rừng trồng 5.787,2 ha.
Địa bàn huyện tiếp giáp với nhiều xã, huyện của các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Rừng Mai Châu có thảm thực vật phong phú với nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm, nhất là khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò. Công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là ở địa bàn vùng sâu, xa, cao giáp ranh có nhiều rừng tự nhiên, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhu cầu sử dụng gỗ, củi tại chỗ khá lớn, tình trạng trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trải phép vẫn lén lút diễn ra tạo nên sức ép lớn vào rừng.
Nhiều năm qua, lực lượng kiểm lâm đã xây dựng và duy trì quy chế phối hợp bảo vệ rừng vùng giáp ranh trên địa bàn huyện Mai Châu đã và đang tạo những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR. Cụ thể đã có nhiều chương trình phối hợp giữa lực lượng chức năng như: quy chế phối hợp bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình và Chi cục Kiểm lâm Sơn La ( Hạt Kiểm lâm Mộc Châu, Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha), giữa Hạt kiểm lâm Mai Châu với Hạt kiểm lâm Quan Hóa (Thanh Hóa); giữa Hạt kiểm lâm Mai Châu với Hạt kiểm lâm khu BTTN Pù Luông (Thanh Hóa). Lực lượng kiểm lâm 2 bên đã thường xuyên trao đổi thông tin, bàn bạc biện pháp phối hợp quản lý bảo vệ rừng và PCCCR tại khu vực giáp ranh đạt kết quả tốt.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mai Châu Khà Ngọc Lai cho biết: Lực lượng kiểm lâm tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Hạt kiểm lâm khu BTTN Pù Luông (Thanh Hóa) làm việc với UBND xã Pù Bin về công tác quản lý bảo vệ rừng khu vực vùng giáp ranh. Tại buổi làm việc các bên cùng thống nhất nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý bảo vệ rừng, thường xuyên có các thông tin kịp thời cho các bên về các dấu hiệu, hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng để từ đó có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời không để xảy ra “điểm nóng”, phức tạp tại khu vực này. Qua đó đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR. Mai Châu đã đề cao vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương, huy động tốt sức dân làm hàng chục km đường băng trắng cản lửa ở 4 xã vùng tây nam, giáp ranh với các tỉnh Thanh Hóa và Sơn La, hạn chế nguy cơ cháy rừng trên địa bàn. Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm đã tăng cường công tác phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn như Công an huyện, Chi cục thuế, UBND các xã có rừng để phát hiện và xử lý kịp thời những những vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, dần hạn chế việc xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn. Đáng kể, Hạt Kiểm lâm huyện Mai Châu đã phối hợp với lực lượng chức năng đã xử lý việc khai thác 2 cây gỗ phay tại xã Hang Kia (khu BTTN Hang Kia - Pà Cò) là tang vật của hai vụ án hình sự về khai thác rừng trái phép trong khu bảo tồn, thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật. Đến nay toàn bộ số tang vật đã được xẻ, vận chuyển về BQL khu BTTN Hang Kia - Pà Cò.
Hạt kiểm lâm đã tham gia với Ban CHQS huyện và UBND các xã Cun Pheo, Bao La, Xăm Khòe, Piềng Vế diễn tập phòng thủ trị an, tham mưu lồng ghép nội dung về công tác bảo vệ rừng và PCCCR trong các cuộc diễn tập. Qua đó đã nhận rõ các điểm mạnh, điểm yếu trong công tác phối hợp đã được xây dựng thành Quy chế theo Nghị định số 74/ 2010/ NĐ- CP và Thông tư liên tịch số 98/2010/ TTLT- BQP-BNNPTN.
Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với UBND xã Vạn Mai chỉnh sửa Quy chế hoạt động của quỹ tín dụng nhỏ (nguồn vốn của dự án Pù Luông - Cúc Phương), tăng hạn mức cho vay từ 2 triệu lên 3 - 5 triệu đồng, thời gian vay từ một năm lên hai năm. Giải ngân toàn bộ số tiền quỹ tín dụng hiện có cho các hộ gia đình tại địa phương để kịp thời sản xuất. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng, chức năng, chính quyền các địa phương góp phần quan trọng QLBV và phát triển rừng bền vững ở Mai Châu.
Lê Chung
(HBĐT) - Nguồn lợi thủy sản tại các sông, suối, hồ, đầm trên địa bàn tỉnh đang ngày càng trở nên cạn kiệt do tác hại của việc đánh bắt không chấp hành quy định. Một trong những hành vi mang tính chất hủy diệt nguồn lợi, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường là sử dụng chất nổ, xung điện để khai thác thủy sản. Thực trạng trên vẫn đang diễn ra khá thường xuyên, nổi cộm trong thời gian gần đây tại khu vực lòng hồ sông Đà.
(HBĐT) - Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 70 thành lập ủy ban T.Ư Hộ đê, nay là Ban chỉ đạo PCLB T.Ư. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để công tác phòng, chống thiên tai ở Việt Nam được triển khai có tổ chức từ T.Ư tới địa phương. Thể theo nguyện vọng của ngành PCLB và đông đảo nhân dân cả nước, ngày 21/3/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký QĐ số 89/HĐBT lấy ngày 22/5 hàng năm là Ngày truyền thống PCLB& GNTT Việt Nam.
(HBĐT) - Theo thông tin từ BCH PCLB huyện Kim Bôi, trận lốc xoáy xảy ra ngày 20/5 đã làm tốc mái 230 nhà, sập 3 nhà và gãy đổ nhiều cây cối, hoa màu của nhân dân. Trong đó, tại xã Kim Tiến, lốc đã làm tốc mái 69 nhà, đổ 2 ha ngô.
(HBĐT) - Ngày 11/9/1972, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ký lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng. Tại Điều 16, Pháp lệnh quy định: “Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gọi là kiểm lâm nhân dân”. Theo đó, ngày 21/5/1973, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 101/CP quy định “Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm lâm nhân dân”, đánh dấu ngày ra đời của kiểm lâm Việt Nam. Cùng với sự ra đời của kiểm lâm nhân dân Việt Nam, ngày 24/9/1974, Chi cục Kiểm lâm nhân dân tỉnh được thành lập với hệ thống tổ chức gồm: Phòng Chính trị - hành chính, Phòng Nghiệp vụ Kỹ thuật - Pháp chế; Phòng Kế toán - hậu cần và Hạt Kiểm lâm tại 9 huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Đà Bắc, Mai Châu và Trạm Kiểm soát lâm sản thị xã hòa Bình.
(HBĐT) - Trong các ngày 18 – 21/5, các hộ nuôi ong lấy mật ở phố Ngọc và xóm Tân Lập, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) phát hiện tình trạng đàn ong của gia đình bỗng nhiên bị chết hàng loạt.
(HBĐT) - Từ tháng 2/2013 đến nay, sản xuất và đời sống của các hộ dân đã có giấy CNQSD đất cùng diện tích đất đã được UBND xã Độc Lập (Kỳ Sơn) làm thủ tục cho thuê ở khu vực Thung Cả, địa điểm người dân xóm Nưa (Độc Lập) gọi là Bưa Bún bị xáo trộn mạnh khi có một số người vào nương rẫy đang canh tác chôn cọc bê tông, đóng cọc gỗ với lý do: “Xác định ranh giới cho một số hộ thuộc xã Sủ Ngòi đã có giấy CNQSD đất. Sự việc trên đã được 5 hộ gia đình gồm Nguyễn Anh Tuấn, Lê Văn Lạc, Nguyễn Văn Đô, Trần Văn Thạnh, Đàm Văn Thanh báo cáo UBND xã Độc Lập và làm đơn đề nghị gửi các ngành chức năng và Báo Hòa Bình.