Toàn cảnh hội nghị.
(HBĐT) - Sáng 20/5, UBND thành phố Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCLB, thiên tai và TKCN năm 2013; quán triệt, triển khai thực hiện Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 và triển khai nhiệm vụ công tác PCLB&TKCN năm 2014.
Năm 2013, trên địa bàn TP mưa, lũ, thiên tai không gây thiệt hại về người nhưng gây thiệt hại về nhà cửa, cây cối, hoa màu của nhân dân tại một số phường, xã gây hư hỏng một số bai và các tuyến kênh mương cứng hóa ở các xã ước tính thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Ban chỉ huy PCLB TP đã kịp thời triển khai thực hiện nhiệm vụ PCLB, thiên tai, TKCN trên địa bàn; bảo đảm vật tư, phương tiện, lực lượng đầy đủ, duy trì lực lượng thường xuyên trên 5.000 người, sẵn sàng trực ứng phó với thiên tai. Đồng thời hỗ trợ kinh phí trên 120 triệu đồng cho các xã chịu hậu quả của thiên tai…
Tại hội nghị, một số đại biểu tham luận phản ánh công tác PCLB gặp nhiều khó khăn như: còn một số hộ dân ý thức kém, đổ bê tông, xây dựng cản trở làm bịt miệng cống gây úng lụt cục bộ; nhiều hộ kinh doanh không nộp quỹ PCLB…
Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm công tác PCLB và TKCN năm 2014 tập trung vào các nội dung: UBND các phường, xã thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm công tác PCLB&TKCN năm 2014, các chỉ đạo của cấp trên về PCLB&TKCN. Triển khai thực hiện nghiêm túc các Luật về PCLB&TKCN. Tập trung giải quyết những tồn tại trong quản lý đê điều; đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng dang dở. Thực hiện tốt chế độ thường trực, trực ban trong PCLB. Tổ chức tốt công tác huấn luyện cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn. Chuẩn bị phương tiện, vật tư sẵn sàng cho PCLB&TKCN để ứng phó với lũ, bão, thiên tai. Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong chủ động PCLB&TKCN.
* UBND huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCLB & TKCN năm 2013, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.
Năm 2013, thiên tai gây thiệt hại trên địa bàn huyện ước tính trên 3 tỷ đồng; làm1 người chết và 3 người bị thương. Ngay sau khi mưa, bão, thiên tai xảy ra, lãnh đạo UBND huyện, các thành viên Ban Chỉ huy PCLB & TKCN huyện đã đi kiểm tra tình hình, đồng thời chỉ đạo các địa phương khẩn trương huy động các nguồn lực, vận dụng phương châm "4 tại chỗ" kịp thời thực hiện công tác phòng chống, khắc phục hậu quả lũ, bão và thiên tai. Tổ chức thăm hỏi, động viên và giúp đỡ những gia đình có người bị nạn, những gia đình có nhà đổ sập, hướng dẫn các hộ làm thủ tục hỗ trợ theo quy định, đồng thời tiếp nhận kinh phí của cấp trên để hỗ trợ các nhà dân bị hư hỏng, hoa mầu bị thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất của nhân dân.
Xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) huy động sức dân kè chắn dòng chảy phòng xói lở suối mùa mưa lũ.
Bước vào mùa mưa bão năm 2014, địa bàn đã hứng chịu 2 đợt giông lốc mạnh vào cuối tháng 4 làm 167 nhà tốc mái, 7 nhà đổ sập và hư hỏng nặng, trên 1.300 ha ngô bị mất trắng và giảm năng suất. Công tác khắc phục hậu quả đã được triển khai thực hiện kịp thời. Nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm nay được huyện đề cao là tập trung là rà soát, xác định khu vực trọng điểm xung yếu để xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho từng khu vực; tổng hợp tình hình và đề xuất UBND huyện các biện pháp đối phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; chuẩn bị đảm bảo lượng vật tư dự trữ phòng - chống lụt bão tại các địa bàn, bố trí vật tư sẵn sàng đến các vị trí xung yếu; tổ chức các lực lượng xung kích thường trực sẵn sàng cơ động và ứng phó, thực hiện chế độ trực 24/24h trong mùa mưa, bão và bảo đảm thông tin liên lạc đáp ứng các nhu cầu thông tin cho các vùng sâu, vùng xa và vùng ảnh hưởng lũ quét và sạt lở đất; gấp rút hoàn thành các công trình đang thi công dở dang, đẩy mạnh tiến độ công trình vượt lũ; đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở những nơi có dân cư sinh sống, công trình xây dựng sát bờ sông, suối, chân núi cao và có phương án di chuyển dân ra khỏi khu vực có nguy hiểm khi dự báo có tình huống bất lợi.
Đinh Thắng – Bùi Minh
(HBĐT) - Tại UBND huyện Yên Thủy, Sở NN&PTNT vừa tổ chức trao giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 5 nhóm hộ sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Thủy, gồm nhóm hộ sản xuất xóm Rộc (xã Hữu Lợi), NHSX xóm Vố (xã Hữu Lợi), NHSX xóm Bảo Yên (xã Bảo Hiệu), NHSX xóm Cửa Lũy, xóm Phủ Vệ (xã Đoàn Kết), NHSX xóm Rò (xã Phú Lai). Các nhóm hộ sản xuất trên được chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất các loại rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ với tổng diện tích sản xuất là 25 ha. Giấy chứng nhận có giá trị đến tháng 4/2017.
(HBĐT) - Vào khoảng 9 sáng ngày 17/5, tại khu vực tổ 19, phường Hữu Nghị (TP Hoà Bình) kẻ gian cưa trộm 4 cây phi lao. Sau khi bị nhân dân phát hiện thì kẻ gian đã bỏ chạy bỏ lại hiện trường 1 cưa máy và 18 khúc cây đã cắt.
(HBĐT) - Theo kết quả kiểm tra, giám sát việc cung ứng sử dụng điện của Sở Công thương, tình hình cung ứng điện năng trên địa bàn tỉnh trong tháng 4 tương đối ổn định, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và kinh doanh, sản xuất của các đơn vị, doanh nghiệp.
(HBĐT) - Châu chấu mía (H. tonkinensis) là loài sâu hại nguy hiểm đối với cả cây trồng nông nghiệp (lúa, mía, ngô) lẫn cây lâm nghiệp (luồng, lành hanh). Tại tỉnh ta, hiện nay châu chấu mía bắt đầu nở và gây hại diện hẹp trên luồng, lành hanh tại các khu vực hại cũ với mật độ khá cao. “Để ngăn chặn hiệu quả mức độ lây lan và gây hại của châu chấu mía, vấn đề mấu chốt là phải phát hiện sớm và phòng trừ ngay từ khi trứng mới nở” - đồõng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục phó Chi cục BVTV nhấn mạnh.
Ngày 13-5, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh ven biển Trung Bộ với nền nhiệt phổ biến 35-38 độ, có nơi hơn 39 độ.
(HBĐT) - Tỉnh ta có hàng nghìn km đường giao thông các loại. Trong đó có trên 304 km quốc lộ, 100% là đường nhựa, 186,3 km đường vùng khó khăn, 92,6% là đường bê tông nhựa và đá dăm nhựa, 391,7 km đường tỉnh, trong đó, 90% là đường nhựa và bê tông xi măng, còn lại là đường đất và cấp phối. Những năm gần đây, hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh được đầu tư, nâng cấp, cải thiện về chất lượng. Dù vậy, hệ thống giao thông của tỉnh vẫn là đường cấp thấp; các công trình giao thông, vượt sông, vượt suối chưa được đầu tư. Nhiều tuyến đường quan trọng ở vùng núi cao, địa chất không ổn định, bám theo các sườn núi, nhiều đèo dốc, thường xuyên xảy ra sạt lở khi gặp mưa, lũ, gây ách tắc giao thông.