Hộ chăn nuôi xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) dự trữ cây rơm để chủ động thức ăn thô cho vật nuôi vào vụ đông xuân.

Hộ chăn nuôi xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) dự trữ cây rơm để chủ động thức ăn thô cho vật nuôi vào vụ đông xuân.

(HBĐT) - Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa, cây màu vụ hè – thu, những phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như rơm rạ, thân ngô, lạc, đậu tương, ngọn mía… chính là nguồn thức ăn dự trữ quan trọng để phòng, chống đói, rét cho gia súc.

 

Theo đồng chí Phạm Vinh Xương, Chi cục phó chi cục thú y những năm gần đây, diễn biến thời tiết, khí hậu phức tạp, bão, lũ, rét đậm, rét hại kéo dài thường xảy ra. Tập quán dự trữ thức ăn chăn nuôi (rơm khô, cỏ khô…) cho trâu, bò vẫn chưa trở thành thói quen của người dân. Ở nhiều nơi, sau mỗi vụ thu hoạch lúa người dân đốt rơm rạ rải ra đồng trong khi vào những tháng cuối năm, nguồn thức ăn thô, xơ cho trâu bò khan hiếm do rét và sương muối  Đây là một trong những nguyên nhân làm cho trâu bò chết do bị đói trong mùa đông. Thông qua tuyên truyền, nhắc nhở, đôn đốc, hướng dẫn, công tác chuẩn bị thức ăn dự trữ vụ đông – xuân đã từng bước chuyển biến. Cụ thể như vào vụ đông xuân 2013 - 2014, hộ chăn nuôi ở một số huyện như Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Mai Châu… đã chủ động dự trữ cây rơm, nhà rơm cho gia súc với khoảng 60% tổng số hộ trở lên. Nhiều nơi vùng thấp có tổng đàn gia súc lớn đã gieo ngô dày, tận dụng triệt để thân, vỏ lạc, đậu tương, ngọn mía, trồng cỏ voi làm thức ăn bổ sung cho gia súc như ở xóm Nam Hạ, xã Nam Thượng (Kim Bôi), xóm Bâng, xã Đồng Bảng (Mai Châu) và một số xã ở các huyện Tân Lạc, Yên Thủy… Hàng năm, Chi cục Thú y cũng phối hợp với thú y cơ sở hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật ủ chua thức ăn thô, xanh dự trữ, củng cố chuồng trại, che chắn cho trâu, bò trước khi bước vào vụ đông - xuân. Vụ đông xuân 2013 – 2014, gia súc chết đói, chết rét giảm nhiều so với các năm trước với số lượng 48 con.

Các địa phương đang tích cực triển khai biện pháp phòng, chống đói, rét, bảo vệ đàn gia súc vụ đông xuân 2014 - 2015. Sở NN & PTNT vừa có công văn số đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nội dung. Theo đó, để chủ động dự trữ thức ăn và phòng - chống đói, rét, giảm thiệt hại về chăn nuôi, đồng thời đảm bảo dự trữ đủ thức ăn cho đàn vật nuôi, UBND huyện, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp phòng - chống đói, rét, dự trữ thức ăn cho gia súc. Hướng dẫn người chăn nuôi xây dựng, củng cố, che chắn chuồng trại đủ ấm, hạn chế gió lùa, luôn giữ nền chuồng khô ráo và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, chủ động các nguồn nhiệt như than, trấu, củi…để sưởi ấm cho trâu, bò khi thời tiết rét đậm. Những ngày giá rét kéo dài, khi nhiệt độ ngoài trời dưới 12°C đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát, không cho làm việc. Đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân sau thu hoạch lúa không đốt và tích trữ để làm thức ăn cho trâu, bò. Mỗi hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò nên có ít nhất một cây rơm, đảm bảo lượng thức ăn dự trữ bình quân 5 7 kg/con/ngày trong thời gian rét đậm kéo dài. Tổ chức tiêm phòng các loại vắcxin phòng bệnh cho vật nuôi, giám sát dịch bệnh đến tận các hộ, cơ sở chăn nuôi nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch. Cơ cấu lại đàn vật nuôi hợp lý, loại thải những con trâu, bò già. Lưu ý đối với những địa phương có tập quán chăn nuôi gia súc thả rông cần huy động lực lượng và tổ chức các biện pháp đưa toàn bộ số trâu, bò thả rông trên đồi, rừng về quản lý và chăm sóc.

 

 

                                                                   Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trên tuyến đê Đà Giang, đoạn xung yếu được xác định từ k 0 đến k 0 + 600. Đoạn kè này vừa được hoàn thiện thi công nâng cấp, chưa qua thử thách lũ nên cần đặc biệt chú ý khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình xả lũ.
Mó nước đầu nguồn thường xuyên được tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung xã Trung Bì (Kim Bôi) dọn dẹp, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

Giải pháp tưới nhỏ giọt cho vùng khô hạn ở Cao Phong

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, không chỉ ở Cao Phong mà nhiều vùng trồng cây nông nghiệp trên toàn tỉnh sử dụng cách tưới tràn (dùng máy bơm và ống dẫn tưới cho cây). Cách làm này gây lãng phí nước và công lao động nhưng hiệu quả kinh tế thấp.

Hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2014

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2014 với tổng diện tích rừng trồng mới khoảng 8.560 ha. Các địa phương có diện tích rừng trồng mới cao nhất: Kim Bôi 2.000 ha, Lạc Sơn 1.180 ha, Đà Bắc 1.058 ha, Lạc Thủy 1.000 ha, Lương Sơn 735 ha...

9 tháng xảy ra 4 vụ tai nạn lao động

(HBĐT) - Theo số liệu của Thanh tra Sở LĐ-TB&XH, trong 9 tháng qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 vụ tai nạn lao động, làm 4 người chết, 2 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2013, giảm 6 vụ, 5 người chết, 4 người bị thương.

Tổng kết mô hình thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa tại xã Phong Phú

(HBĐT) - Ngày 30/9, Hội Nông dân tỉnh tổ chức tổng kết mô hình thâm canh tổng hợp nhằm tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất lúa tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.

Vì sao người dân Nam Phong không muốn trồng rừng?

(HBĐT) - Trồng rừng phục vụ chế biến là định hướng quan trọng và đang được hiện thực hóa ở nhiều địa phương tỉnh. Tuy nhiên, người dân xã Nam Phong (Cao Phong) lại không muốn trồng rừng vì hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp khi so với các loại cây trồng là tiềm năng thế mạnh của xã này.

Tổng kết mô hình thâm canh giống lúa RVT tại xã Đông Bắc

(HBĐT) - Hội Nông dân tỉnh vừa phối hợp với UBND xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi tổng kết mô hình giống lúa chất lượng cao RVT vụ mùa 2014. Qui mô thực hiện là 14 ha, tại thôn Ve 8 ha và thôn Trang 6 ha với 100 hộ tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục