Quản lý, vận hành công trình an toàn và hiệu quả
Nguyễn Văn Minh
(Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình)
Thủy điện Hòa Bình là công trình có 8 tổ máy với công suất 1.920 MW được coi là công trình thế kỷ có quy mô lớn bậc nhất Đông Nam á thời điểm đó. Trong những tháng năm sôi động của công trường thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã có hàng vạn cán bộ, kỹ sư, công nhân, viên chức và người lao động mà phần lớn là thế hệ trẻ cùng sự hợp tác của các chuyên gia Liên Xô đã cần cù, sáng tạo, lao động hết mình, vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ để hoàn thành công trình. Phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước đã tạo dựng truyền thống đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động Công ty Thủy điện Hòa Bình tiếp tục thực hiện mục tiêu đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo, vươn lên làm chủ khoa học - kỹ thuật, quản lý và vận hành công trình an toàn và hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất điện năng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa; chống lũ và giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an toàn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô; tăng cường nước, chống hạn vào mùa khô; cải thiện điều kiện vận tải thủy trên sông Đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng núi Tây Bắc.
Tự hào tham gia xây dựng công trình Thủy điện
Trần Văn Cường
(Nguyên Đoàn trưởng Đoàn 565)
Đối với những người lính Đoàn 565, công trình Thủy điện Hòa Bình như một mặt trận mới, đầy gian khó và thử thách. Khi nhận nhiệm vụ tham gia thi công công trình, hầu hết những người lính có ít hoặc chưa có kinh nghiệm thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình có tính chất đặc thù như đào hầm. Tuy nhiên, với phẩm chất người lính bộ đội Cụ Hồ, mỗi người lính Đoàn 565 luôn tự hào được hy sinh, cống hiến cho công trình trọng đại của Tổ quốc đã khắc phục gian khó, thiếu thốn, cầu thị, học hỏi, hăng hái thi đua lao động sản xuất, nhanh chóng bắt nhịp với guồng quay căng thẳng và sôi sục của công trường Thanh niên Cộng sản, phấn đấu cho ngày phát điện. Đoàn 565 đã tổ chức tốt các đợt thi đua nước rút, hoàn tốt các hạng mục thi công đòi hỏi tiến độ đặc biệt nhanh, kỹ thuật cao như: đào kênh bờ phải, trạm nạp nhiên liệu cơ sở 500 xe, bãi rửa xe, kho xăng dầu, lập các kỷ lục, vượt tiến độ, bảo đảm chất lượng về khoan, đào hầm, góp phần cùng các lực lượng khác thực hiện các chiến dịch ngăn sông đợt 1 và 2, đưa các tổ máy vào hoạt động bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, tiến độ đề ra.
Mong muốn được tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn sinh kế bền vững
Đinh Văn Diện
(Xóm Vôi, xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình)
Cách đây 20 năm, gia đình tôi cùng với 32 hộ dân xóm Vôi sau khi được tuyên truyền, vận động đã chuyển đi, nhường đất cho xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình. Thời gian sau đó, nguyện vọng trở về xóm cũ ở theo phương thức chuyển vén của bà con được UBND thị xã Hòa Bình cho phép. Đến nay, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu dân sinh, nhân dân trong xóm đã khắc phục khó khăn, tích cực trồng rừng phòng hộ, đánh bắt thủy sản, nuôi cá lồng, trồng chè dự án... Kể từ năm 2000, xóm Vôi có điện lưới quốc gia, đường giao thông về xóm, giờ được bê tông hóa thuận tiện cho việc đi lại của bà con về trung tâm xã. Nước sạch, y tế, giáo dục được chăm lo đảm bảo. Hiện, xóm có 65 hộ cùng “an cư, lạc nghiệp”, tình hình an ninh được giữ vững, liên tục nhiều năm xóm đạt làng văn hóa cấp cơ sở.
Đời sống vật chất, tinh thần của bà con xóm Vôi được cải thiện hơn trước, thu nhập bình quân đạt trên 30 triệu đồng/năm, nhà ở chủ yếu đã kiên cố, lợp mái ngói hoặc prôximăng vững chắc. Chúng tôi mong muốn Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật, giống, vốn sản xuất để người dân có nguồn sinh kế bền vững, nhất là đối với nghề đánh bắt, nuôi thủy sản vốn đang là lợi thế được bà con phát huy trong những năm gần đây.
(HBĐT) - Xác định rõ: cùng với tiến trình đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng CN -TTCN là những nguy cơ lớn về môi trường, thời gian qua, tỉnh ta đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến nay, kết quả chưa được như mong muốn, nguyên nhân được xác định bởi cả 2 yếu tố chủ quan và khách quan với những khó khăn, bất cập chưa hẹn ngày được tháo gỡ.
(HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao, hầu hết các xã và thị trấn đều có rừng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tới 80% tổng diện tích tự nhiên, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 29.269,4 ha, rừng trồng 5.787,2 ha. Huyện Mai Châu có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, nhiều khu vực tiếp giáp với các tỉnh bạn, trên địa bàn có nhiều xã vẫn còn rừng tự nhiên, nhất là các xã nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, một số xã vùng cao như Phù Bin, Noong Luông.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở TN &MT, toàn tỉnh hiện có 79 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô khoảng 500 - 1.000 con lợn/trại và 3.000 - 10.000 con gà/trại. Một số ít trại có quy mô 4.000 - 6.000 con lợn/trại. Tổng số vật nuôi dao động khoảng 150.000 - 200.000 con. Ước tính tổng mức đầu tư từ 10 - 15 tỉ đồng/trại. Trong đó, chủ yếu tập trung tại các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong. Lương Sơn là huyện có số trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn nhiều nhất với 15 trại lợn, 33 trại gà. Mỗi trại tạo việc làm cho 15 - 20 công nhân, phần lớn là người địa phương.
(HBĐT) - Ngày 26/11, Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) tổ chức hội nghị tổng kết năm 2014 về dự án Thí điểm vận hành bảo trì cộng đồng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã 135. Tham dự hội nghị có đại diện nhà tài trợ Ai-len, nhóm tư vấn chính sách, lãnh đạo UBND các huyện, xã nằm trong vùng dự án cùng nhóm cộng đồng và một số hộ được hưởng lợi từ các công trình đã được dự án triển khai thực hiện.
(HBĐT) - Cụm công nghiệp (CCN) Khoang U được huyện Lạc Sơn xác định là một trong những điểm nhấn phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư vào huyện. Tuy nhiên, sau gần 5 năm thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định về việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN này do Công ty TNHH đầu tư và xây dựng thương mại Mỹ Phong làm chủ đầu tư.
(HBĐT) - Sau gần 8 năm thực hiện, đến nay, toàn tỉnh đã có 43/46 đơn vị xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, góp phần tích cực nâng cao chất lượng của cải cách hành chính, cũng như hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong việc giải quyết công việc, thực hiện nhiệm vụ được giao.