(HBĐT) - Sở Công Thương vừa có Văn bản số 595/SCT-QLNL về tăng cường công tác quản lý an toàn điện, an toàn đập thủy điện trước, trong và sau mùa mưa lũ 2021.

 


Hàng năm, Công ty thủy điện Hòa Bình chủ động xây dựng kế hoạch, phương án PCTT nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình.

Để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường của thiên tai; có biện pháp đồng bộ, hiệu quả trong công tác đảm bảo an toàn công trình điện, công trình và phía hạ du đập của công trình thủy điện trong mùa mưa lũ, giảm đến mức thấp nhất sự cố có thể gây mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, đồng thời đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân. Sở Công Thương đề nghị UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các chỉ thị về phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2021. Chỉ đạo UBND các xã thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công; phương án ứng phó với thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp xã quy định tại khoản 5, Điều 7 và khoản 5, Điều 26, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị quản lý vận hành lưới điện; chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy điện và chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn điện, an toàn đập, vận hành khai thác công trình thủy điện, PCTT và tìm kiếm cứu nạn.

Đối với các đơn vị quản lý vận hành lưới điện: Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn điện và nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Công Thương tại các chỉ thị. Xây dựng kế hoạch vận hành an toàn công trình điện lực thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt đối với các phụ tải quan trọng, công trình PCTT. Yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành lưới điện có công trình đang xây dựng dừng mọi hoạt động thi công, di dời người và thiết bị về vị trí an toàn trước khi bão lũ xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản.…

 Đối với chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy điện; chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, vận hành khai thác công trình thủy điện theo quy định. Theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn, quan trắc, theo dõi lưu lượng về hồ và phối hợp với các cơ quan có liên quan để vận hành hồ chứa đúng quy trình, bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du; tăng cường cảnh báo đến Nhân dân vùng hạ du khi vận hành phát điện và xả lũ. Yêu cầu chủ đầu tư có công trình đang xây dựng dừng mọi hoạt động thi công, di dời người và thiết bị về vị trí an toàn trước khi bão lũ xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản, không để sự cố tương tự xảy ra như đối với thủy điện Rào Trăng 3...

P.V (TH)

Các tin khác


Điểm mới cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

(HBĐT) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP) được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 10/6/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Luật bổ sung 1 điều, 4 khoản và 4 điểm; sửa đổi, bổ sung 8 điều, 22 khoản và 9 điểm với 9 nội dung mới cơ bản.

Hướng dẫn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020

(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) thực hiện nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2020. Tổng cục Thuế đã triển khai cung cấp dịch vụ khai, nộp hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử. Theo đó, kỳ quyết toán thuế năm 2020, cá nhân có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN theo phương thức điện tử hoặc nộp hồ sơ giấy đến cơ quan thuế.

Quy định mức thù lao của hòa giải viên

(HBĐT) - Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2021/NĐ-CP quy định định mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại (HG, ĐT) tại Tòa án và thù lao hòa giải viên (HGV) tại Tòa án.

Một số điểm mới của Luật Thanh niên năm 2020 (Tiếp theo số báo trước và hết)

(HBĐT) - 5. Về tổ chức thanh niên. 

Luật có 1 chương quy định về tổ chức thanh niên gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và quy định trách nhiệm của tổ chức thanh niên, chính sách của Nhà nước đối với tổ chức thanh niên.

Một số điểm mới của Luật Thanh niên năm 2020

(HBĐT) - Ngày 16/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thanh niên số 57/2020/QH14. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 và thay thế Luật Thanh niên số 53/2005/ QH11.

Quy định về dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ đại biểu, đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu

(HBĐT) - Tại Chương II, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND quy định về dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ ĐBQH, đại biểu HĐND; đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục