(HBĐT) - Dù có xuất phát điểm thấp, song những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới (NTM). Diện mạo các vùng quê ngày càng đổi mới, hướng tới mục tiêu cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.


Đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Thanh Hối (Tân Lạc) được đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. 

Xã Thanh Hối có diện tích rộng, dân số đông, nhiều năm trước, hạ tầng KT-XH, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ tập trung chỉ đạo, huy động sự tham gia của hệ thống chính trị nên xây dựng NTM đã đạt được kết quả tích cực. Năm 2019, xã đạt chuẩn NTM, hiện đang xây dựng NTM nâng cao. Đồng chí Bùi Thị Bích, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã cho biết: Tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, Thanh Hối đã huy động khá tốt các nguồn lực xây dựng NTM, đặc biệt là phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên vận động nhân dân hiến đất, ứng mặt bằng, đóng góp ngày công để xây dựng các công trình công cộng. Xã chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng các loại cây có múi, phát triển chăn nuôi, dịch vụ nhỏ giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Xã duy trì 2 khu dân cư (KDC) kiểu mẫu và 6 vườn mẫu tại xóm Tân Hương và Nen 2. Đường làng, ngõ xóm được trồng hoa, sạch sẽ. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 58 triệu đồng, hộ nghèo còn khoảng 6,2%.

Không chỉ ở Thanh Hối, chương trình xây dựng NTM đã lan tỏa và tạo được bước chuyển tích cực không chỉ các xã dọc QL12B mà còn được chứng minh sinh động tại các xã có điều kiện khó khăn như: Phú Vinh, Phú Cường, Suối Hoa; các xã vùng cao Vân Sơn, Ngổ Luông, Quyết Chiến. Cùng với đó là chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Nội dung trọng tâm được huyện Tân Lạc thực hiện có hiệu quả trong xây dựng NTM là quy hoạch, phát triển sản xuất, từng bước khai thác tiềm năng, thế mạnh. Trong đó đã thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển cây có múi, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mã số vùng trồng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt, trình cấp có thẩm quyền thẩm định phục vụ hoạt động xuất khẩu. Chương trình xây dựng NTM gắn với việc đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Xây dựng, tu bổ hồ đập, kênh mương nội đồng, đường giao thông nông thôn; chương trình chuyển giao ứng dụng KHKT vào chăn nuôi, trồng trọt... 3 năm qua, huyện đã chuyển đổi khoảng 200 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây khác theo hình thức luân canh cây trồng; triển khai thực hiện gắn với sản xuất trồng trọt được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đến nay, toàn huyện có trên 200 ha cây ăn quả có múi đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; 6 đơn vị được cấp mã số vùng trồng và 1 mã cơ sở đóng gói quả tươi; có 2 HTX, 1 tổ hợp tác (THT) tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm bưởi Tân Lạc, mía và ớt xuất khẩu với Công ty CP nông nghiệp hữu cơ Fusa; triển khai tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử, đặc biệt đã xuất khẩu bưởi đỏ Tân Lạc, mía tím sang châu Âu. 

Đồng chí Bùi Đức Hiển, Trưởng phòng NN&PTNT cho biết: Đến hết tháng 7, huyện Tân Lạc có 9/15 xã đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 15,8 tiêu chí/xã. Đến năm 2022, huyện có 13 KDC kiểu mẫu và 42 vườn mẫu được công nhận. Năm 2023, huyện đăng ký tham gia 5 sản phẩm OCOP là mật ong tự nhiên THT xóm Cú, xã Tử Nê; thịt lợn bản địa HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Sơn, xã Lỗ Sơn; mây tre đan HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong Phú; măng tươi, măng khô Hòa Bình của Công ty xuất khẩu nông sản Hòa Bình, xã Phong Phú.

Huyện đang rà soát các tiêu chí NTM theo bộ tiêu chí 2021 - 2025. Trên cơ sở đó xác định lộ trình cụ thể để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng các tiêu chí. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất gắn với xây dựng NTM. Từng bước hình thành vùng canh tác tập trung về sản xuất nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ. Chú trọng phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững; tăng cường triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống của người dân. 

 Hương Lan


Các tin khác


Nông dân huyện Lạc Thủy khẳng định vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - "Phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, xứng đáng là trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới (NTM)" - đây là phương hướng được Hội Nông dân (HND) huyện Lạc Thủy xác định cần tiếp tục đẩy mạnh trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, góp phần tiếp thêm động lực phát triển quê hương.

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Lan tỏa phong trào nông dân hiến đất xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông tiếp tục lan tỏa ở các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc. Những kết quả tích cực từ phong trào đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước rút ngắn thời gian về đích NTM của địa phương.

Huyện Cao Phong: Xây dựng nông thôn mới - chuyển biến sau nửa nhiệm kỳ

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới (NTM). Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH, huyện đã tạo được những chuyển biến tích cực để tiến gần đến mục tiêu quan trọng này.

Trường đạt chuẩn quốc gia - điểm nhấn xây dựng nông thôn mới lĩnh vực giáo dục

(HBĐT) - Trường tiểu học Đa Phúc nằm trên địa bàn xóm Sào, xã Đa Phúc - xã thuộc vùng khó khăn của huyện Yên Thủy. Năm nay là cột mốc 30 năm (1993 - 2023) thành lập và phát triển của nhà trường. Cùng với chất lượng giáo dục được đánh giá tốt, khuôn viên "xanh - sạch - đẹp - an toàn”, cơ sở vật chất được đầu tư đảm bảo cơ bản cho các hoạt động giáo dục, trường được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và xét công nhận lại là trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó, thư viện của trường được công nhận là "Thư viện xuất sắc”.

100% xã đạt tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông

(HBĐT) - Thời gian qua, các xã trong toàn tỉnh thực hiện hiệu quả tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông trong xây dựng nông thôn mới.

Đổi thay ở xã nông thôn mới kiểu mẫu Yên Trị

(HBĐT) - Yên Trị (Yên Thủy) là xã được công nhận đạt chuẩn  nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh. Về Yên Trị hôm nay là hình ảnh làng quê đã thay da, đổi thịt, đời sống của người dân ngày càng ấm no.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục