Xã Tử Nê (Tân Lạc) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2015. Thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, xã Tử Nê tiếp tục hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí, hướng đến xây dựng NTM nâng cao.


Người dân xóm Chùa, xã Tử Nê (Tân Lạc) vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chung sức xây dựng nông thôn mới. 

Đã thành thông lệ, mỗi tuần 1 lần, khu dân cư (KDC) xóm Chùa, xã Tử Nê tổ chức vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Mọi người cùng quét dọn, phát quang cây bụi, cắt tỉa và chăm sóc tuyến đường hoa dẫn vào xóm. Phong trào vệ sinh đường, làng ngõ xóm được KDC xóm Chùa phát động từ nhiều năm nay và duy trì đều đặn. Ông Quách Piện, Trưởng xóm Chùa cho biết: Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM, với phương châm "xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc", người dân trong xóm tích cực huy động nguồn lực xây dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân. Trong đó, nhân dân tự nguyện góp công, góp của xây dựng tuyến đường hoa quanh xóm, xây dựng sân chơi nhà văn hoá, kéo đường điện thắp sáng đường quê. Đến nay, xóm Chùa được công nhận là khu dân cư kiểu mẫu. 

Xác định xây dựng NTM nâng cao là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, Đảng uỷ, UBND xã Tử Nê thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý và Ban phát triển NTM các xóm. Bên cạnh đó, xã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo sát với thực tiễn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển khai có hiệu quả phong trào Toàn dân chung sức xây dựng NTM. Đồng chí Quách Văn Hạt, Chủ tịch UBND xã Tử Nê cho biết: Trong quá trình triển khai xây dựng NTM nâng cao, xã  thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ". Chính vì vậy, với các tiêu chí, công trình, dự án được triển khai, xã thực hiện công khai và lấy ý kiến nhân dân rộng rãi, vừa để người dân nắm được nội dung chương trình, đồng thời nắm bắt ý kiến đóng góp của nhân dân, từ đó tạo ra sự đồng thuận cao.

Với sự chỉ đạo sát sao và cách làm hiệu quả, linh động, sáng tạo, xã chỉ đạo phát triển toàn diện sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân; huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng NTM. Đồng chí Quách Văn Hạt chia sẻ: Hàng năm, Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đề ra nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội. UBND xã căn cứ các nghị quyết xây dựng kế hoạch cụ thể hoá. Trong đó, trong sản xuất nông nghiệp tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng, nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả. Đến nay, xã đã chuyển đổi một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu, trồng mía và chuyển đổi đất vườn trồng bưởi đỏ. Diện tích bưởi đỏ, bưởi da xanh khoảng trên 171 ha. Xã đã xây dựng thành công 8 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, gồm mô hình trồng bưởi, chăn nuôi bò sinh sản, nuôi ong lấy mật, nuôi gà thả vườn, ươm keo giống, nuôi cá lồng, nuôi lợn rừng lai và trồng rừng gỗ lớn. Nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao với mức thu nhập vài trăm triệu đồng/năm.

Song song với nông nghiệp, Tử Nê đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn. Trên địa bàn xã có gần 75% lao động được đào tạo nghề. Với nguồn nhân lực có tay nghề, xã vận động và hỗ trợ người dân phát triển các ngành nghề như: dịch vụ vận tải, dịch vụ cày bừa, đóng gạch, đan lát thủ công... Đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu nhập bình quân toàn xã hiện đạt 56,72 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2,26%. 

Nhằm huy động nguồn lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng NTM nâng cao, xã Tử Nê lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng kinh phí xây dựng NTM trên địa bàn xã từ năm 2015 đến nay hơn 10,3 tỷ đồng. Trong đó, ngoài nguồn ngân sách của Trung ương, của tỉnh, nhân dân trong xã đóng góp và huy động các nguồn lực khác hơn 3,5 tỷ đồng. Với những nỗ lực đó, năm 2024, xã Tử Nê đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM nâng cao.

Đinh Hòa

Các tin khác


Huyện Kim Bôi xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết là hướng phát triển bền vững giúp nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân. Đây là điều kiện quan trọng, bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả.

Hội Nông dân huyện Kim Bôi hỗ trợ hội viên xây dựng sản phẩm OCOP

Để phát huy vai trò của Hội Nông dân (HND) trong thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), các cấp HND huyện Kim Bôi đã phối hợp tổ chức triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ, hội viên những giá trị từ chương trình. Từ đó, hội viên tích cực tham gia phát triển sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Xã Tiền Phong vượt khó xây dựng nông thôn mới

Xã Tiền Phong (Đà Bắc) địa hình chia cắt, dân cư thưa thớt. Xã có 7 xóm (Nà Mát, Phiến, Đức Phong, Đoàn Kết, Điêng Lựng, Túp, Cò Xa) đều thuộc vùng hồ, nguồn sống của người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Cuộc sống người dân còn khó khăn nên xây dựng nông thôn mới (NTM) là thách thức lớn đối với cán bộ và nhân dân trong xã. Nhiều năm nay, xã tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, huyện nỗ lực vượt khó, phấn đạt chuẩn NTM vào năm 2025.

Tạo bước chuyển trong thực hiện tiêu chí về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn (KTNT) là tiêu chí khó. Song lại có ý nghĩa quan trọng vì là tiêu chí có vai trò động lực, thúc đẩy các tiêu chí khác và thể hiện rõ mục tiêu "để đời sống của người dân thực sự được nâng lên”. Với tinh thần đó, các cấp, ngành trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả. Từ đó, tạo bước chuyển về tổ chức sản xuất và phát triển KTNT, nhất là ở các địa bàn khó khăn.

Xã Đoàn Kết tập trung hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Do đó, sau khi đạt chuẩn NTM, xã Đoàn Kết (Yên Thủy) tiếp tục tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân; xây dựng cảnh quan môi trường "sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn”; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống; hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quốc phòng - an ninh được bảo đảm.

Huyện Cao Phong: Trên 1,8 nghìn lượt hộ dân được vay vốn chính sách

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong, trong 10 tháng năm 2024, đơn vị đã giải ngân vốn vay của 10 chương trình tín dụng chính sách. Doanh số cho vay đạt hơn 89,6 tỷ đồng, với 1.802 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Trong đó, tập trung vào các chương trình như: cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn (trên 30 tỷ đồng), giải quyết việc làm (22,5 tỷ đồng), nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (gần 12,9 tỷ đồng), hộ nghèo (hơn 9 tỷ đồng). 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục