(HBĐT) - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó, hội viên, nông dân (HVND) có vai trò trung tâm và nòng cốt, được xác định là chủ thể trong quá trình xây dựng NTM. Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã triển khai nhiều nội dung, việc làm cụ thể, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM, làm cho bức tranh nông nghiệp, nông thôn ngày càng khởi sắc.



Hộ hội viên nông dân ở thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) phát triển mô hình trồng thanh long ruột đỏ cho năng suất, chất lượng cao.

Tháng 7/2020, huyện Lương Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM. Đây là kết quả đáng tự hào, đánh dấu mốc phát triển mới của huyện, đưa nơi đây xứng đáng là vùng động lực có sức lan tỏa tích cực đối với toàn tỉnh. Có được thành quả đó là nhờ sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của Nhân dân, đặc biệt là những đóng góp của giai cấp nông dân. Đồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Chủ tịch HND huyện Lương Sơn cho biết: Toàn huyện có 13.585 HVND, chiếm 75% dân số của huyện. 5 năm qua, các cấp Hội thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên nắm rõ vai trò, vị trí nòng cốt và trách nhiệm của nông dân trong xây dựng NTM và bảo vệ môi trường, nhờ đó, nhận thức của nông dân ngày một nâng cao. Giai đoạn 2018 - 2023, nông dân toàn huyện đã đóng góp trên 2,5 tỷ đồng, hiến 576 m2 đất, đóng góp trên 45.200 ngày công, vật liệu để xây dựng hạ tầng NTM; đào đắp trên 1.000 m3 đất đá; sửa chữa, xây mới hơn 7km đường giao thông nông thôn; sửa chữa, nâng cấp 5 công trình công cộng khác; xây dựng được 15 hàng cây nông dân...

Nhiệm kỳ 2018 - 2023, hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM”, các cấp HND trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động nông dân tham gia xây dựng NTM bằng những việc làm thiết thực như: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn về mục đích, ý nghĩa, nội dung xây dựng NTM, trách nhiệm của HVND trong xây dựng NTM, tham gia xây dựng và tổ chức giám sát việc thực hiện quy hoạch. Các cấp Hội vận động nông dân hiến đất, đóng góp công sức, tiền, thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, tích cực tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập.

Trong 5 năm, các cơ sở Hội đã đóng góp trên 19,4 tỷ đồng cho các công trình xây dựng NTM. Nông dân tự nguyện hiến 213.470 m2 đất; đóng góp trên 372.200 ngày công lao động để làm mới, sửa chữa 1.760km đường giao thông nông thôn; 5.920 km kênh mương được kiên cố hoá; 459 cầu, cống được sửa chữa, làm mới. Ngoài ra, các cấp Hội xây dựng, phát huy hiệu quả 828 mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, 60 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 174 vườn mẫu do Hội hỗ trợ; nông dân toàn tỉnh xây dựng được 293 hàng cây nông dân có gắn biển của Hội với số lượng cây trồng 53.565 cây. Qua đó góp phần tích cực vào việc tạo cảnh quan thiên nhiên, làm cho môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp và xây dựng NTM của tỉnh.

Đồng hành, hỗ trợ HVND trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, các cấp Hội triển khai hiệu quả nhiều mô hình; duy trì, vận hành quỹ Hội, nhận ủy thác với các ngân hàng để hỗ trợ hội viên; đẩy mạnh dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho các nông hộ. 5 năm qua, tổng dư nợ các ngân hàng do HND tỉnh quản lý đạt trên 3.747 tỷ đồng, cho trên 52.200 hộ vay vốn. Từ các kênh tín dụng ưu đãi, HVND trong tỉnh có thêm điều kiện để phát triển, mở rộng sản xuất, đổi mới tư duy nông nghiệp, góp phần hình thành và phát triển các mô hình kinh tế tập thể, chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. Trong nhiệm kỳ có 72 hợp tác xã, 329 tổ hợp tác, 94 chi hội nông dân nghề nghiệp, 606 tổ hội nông dân nghề nghiệp được Hội tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ thành lập.

Đồng chí Lê Văn Thạch, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Với các chương trình, hoạt động của Hội ngày càng cụ thể, hướng mạnh về cơ sở, hỗ trợ nông dân, mang lại lợi ích thiết thực đã thu hút đông đảo HVND tham gia, đặc biệt trong phong trào xây dựng NTM. Đến hết tháng 6/2023, toàn tỉnh có 73/129 xã đạt chuẩn NTM, 3 địa phương cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM. Kết quả đạt được trong xây dựng NTM những năm qua có sự đóng góp quan trọng của tổ chức Hội và nông dân toàn tỉnh. Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi ngày càng khởi sắc, ngày một văn minh hơn; cơ sở hạ tầng thiết yếu từng bước được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, an ninh trật tự ổn định, giữ vững. Vị thế của giai cấp nông dân từ đó cũng được nâng cao, dân chủ ở cơ sở ngày càng phát huy.


Thu Hằng

Các tin khác


Xã Mông Hóa: Niềm vui trên những công trình nông thôn mới

(HBĐT) - Con đường kết nối xóm Nai Bẵn với trục giao thông của khu vực xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) trước kia chỉ rộng khoảng 2 m, được cứng hóa nhưng xuống cấp nên không đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, giao thương của người dân trong vùng. Nay đường mở rộng 5 m, đổ bê tông dài hơn 1 km, dọc hai bên được trồng hoa, hòa lẫn màu xanh của đồng ruộng tạo nên tuyến đường sạch, đẹp. Có đường mới, người dân rất phấn khởi, nhất là những hộ có nhà mặt đường như gia đình ông Đinh Văn Bình.

Nông dân huyện Lạc Thủy khẳng định vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - "Phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, xứng đáng là trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới (NTM)" - đây là phương hướng được Hội Nông dân (HND) huyện Lạc Thủy xác định cần tiếp tục đẩy mạnh trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, góp phần tiếp thêm động lực phát triển quê hương.

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Lan tỏa phong trào nông dân hiến đất xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông tiếp tục lan tỏa ở các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc. Những kết quả tích cực từ phong trào đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước rút ngắn thời gian về đích NTM của địa phương.

Huyện Cao Phong: Xây dựng nông thôn mới - chuyển biến sau nửa nhiệm kỳ

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới (NTM). Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH, huyện đã tạo được những chuyển biến tích cực để tiến gần đến mục tiêu quan trọng này.

Trường đạt chuẩn quốc gia - điểm nhấn xây dựng nông thôn mới lĩnh vực giáo dục

(HBĐT) - Trường tiểu học Đa Phúc nằm trên địa bàn xóm Sào, xã Đa Phúc - xã thuộc vùng khó khăn của huyện Yên Thủy. Năm nay là cột mốc 30 năm (1993 - 2023) thành lập và phát triển của nhà trường. Cùng với chất lượng giáo dục được đánh giá tốt, khuôn viên "xanh - sạch - đẹp - an toàn”, cơ sở vật chất được đầu tư đảm bảo cơ bản cho các hoạt động giáo dục, trường được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và xét công nhận lại là trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó, thư viện của trường được công nhận là "Thư viện xuất sắc”.

100% xã đạt tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông

(HBĐT) - Thời gian qua, các xã trong toàn tỉnh thực hiện hiệu quả tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông trong xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục