Xã Tiền Phong (Đà Bắc) địa hình chia cắt, dân cư thưa thớt. Xã có 7 xóm (Nà Mát, Phiến, Đức Phong, Đoàn Kết, Điêng Lựng, Túp, Cò Xa) đều thuộc vùng hồ, nguồn sống của người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Cuộc sống người dân còn khó khăn nên xây dựng nông thôn mới (NTM) là thách thức lớn đối với cán bộ và nhân dân trong xã. Nhiều năm nay, xã tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, huyện nỗ lực vượt khó, phấn đạt chuẩn NTM vào năm 2025.


Cán bộ xã Tiền Phong (Đà Bắc) trao đổi với người dân về chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Xã Tiền Phong cách xa trung tâm huyện gần 30 km. Dự án đường ven hồ Vầy Nưa - Tiền Phong được triển khai và đang trong quá trình thi công nên đi lại khó khăn, phải mất hơn 1 giờ mới đến được xã. Trên địa bàn xã đang triển khai thực hiện một số công trình hạ tầng như trạm y tế, nhà văn hóa, đường giao thông nội xóm theo tiêu chí mới.

Xã có xuất phát điểm thấp, phát triển chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro thiên tại, dịch bệnh, đời sống nhân dân chưa ổn định bền vững. Đồng chí Xa Văn Quyền, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tiền Phong cho biết: Nhiều năm nay, xã tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất để thực hiện các tiêu chí NTM. Nhà nước đã hỗ trợ đầu tư nhiều công trình hạ tầng, nhất là các công trình giao thông, công cộng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, phát triển sản xuất của dân dân. Bên cạnh đó, xã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng các phòng trào thi đua: Huyện Đà Bắc chung sức xây dựng NTM; "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh"; xây dựng môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh. Đến nay, xã đạt 11/19 tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025.

Đường giao thông trên địa bàn xã từng được đầu tư cứng hóa, người dân được tiếp cận với điện lưới quốc gia, các xóm được xây dựng nhà văn hóa. Xã duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Tỷ lệ học sinh học bổ túc văn hóa và tiếp tục học THPT, học nghề đạt 100%. Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế...

Đặc biệt, xã chú trọng hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, chăn nuôi đại gia súc, cá lồng; phát triển thương mại, dịch vụ… Trên địa bàn có 2 hợp tác xã về nuôi cá lồng gắn với thị trường tiêu thụ. Hoạt động du lịch từng bước khởi sắc; bản du lịch cộng đồng Đá Bia (nay là xóm Đức Phong) thu hút du khách, tạo việc làm cho người dân địa phương. 

Tuy nhiên, xây dựng NTM ở xã Tiền Phong còn nhiều khó khăn. Số tiêu chí đạt chuẩn mới chiếm 63,15%. Hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, trường học, giao thông... cần được tiếp tục đầu tư. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn xã còn cao (trên 42%); thu nhập bình quân đầu người mới đạt khoảng 37 triệu đồng. Vì vậy, việc huy động người dân đóng góp xây dựng NTM còn hạn chế.

Theo đồng chí Xa Văn Quyền, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tiền Phong, xã xác định xây dựng NTM là công việc lâu dài và đang tiếp tục tranh thủ các nguồn lực, tăng cường vận động cán bộ, nhân dân tích cực tham gia. Chú trọng hỗ trợ, định hướng người dân phát triển sản xuất, nuôi cá lồng, phát triển du lịch, dịch vụ để nâng cao thu nhập, phấn đấu giữ vững các tiêu chí đã đạt và hoàn thành các tiêu chí chưa đạt. Năm 2024, xã phấn đấu đạt thêm 2 - 3 tiêu chí NTM để phấn đấu đạt chuẩn xã NTM vào năm 2025.


L.C

Các tin khác


Tăng cường hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông thôn

Năm 2024, chương trình Du lịch phát triển nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hoà Bình được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư, hỗ trợ, trọng tâm là tập trung xây dựng các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, sản phẩm lưu niệm, nội thất, trang trí về lĩnh vực du lịch trong chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Tổ chức trên 1.000 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân

Ngay sau khi Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Tỉnh uỷ về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” được ban hành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã  hội từ tỉnh đến cơ sở đã lãnh đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xã Cư Yên huy động sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Năm 2016, Cư Yên là 1 trong 3 xã của huyện Lương Sơn được chọn về đích trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng lòng, hưởng ứng của người dân, Cư Yên trở thành xã thứ 7 của huyện Lương Sơn cán đích NTM.

Huyện Lạc Sơn đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lạc Sơn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia của các tầng lớp nhân dân. Huyện phát huy hiệu quả vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai hiệu quả các phong trào thi đua xây dựng NTM.

Xã Đông Bắc trên hành trình về đích nông thôn mới nâng cao

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đông Bắc (Kim Bôi) tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng NTM nâng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

129 xã đạt tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông

Thời gian qua, tỉnh Hoà Bình quan tâm dành nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; ưu tiên phát triển, nâng cấp các đài truyền thanh xã có cụm loa hoạt động đến thôn; tăng cường phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện; phát triển, duy trì các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục