Là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trên địa bàn huyện Lương Sơn tập trung các khu, cụm công nghiệp và doanh ghiệp, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.


Sau đào tạo nghề, lao động thuộc hộ nghèo xã Thanh Sơn (Lương Sơn) tự tạo việc làm, cải thiện thu nhập.   

Năm 2024, huyện luôn duy trì lực lượng lao động, nắm thông tin tình hình lao động trong các doanh nghiệp và giới thiệu doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc trong nước, ngoài nước. Đồng thời, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xuất khẩu lao động, cho vay vốn quốc gia giải quyết việc làm. Với việc đẩy mạnh các chương trình, hoạt động, toàn huyện đã giải quyết việc làm mới cho trên 3.500 người, đạt 134,9% kế hoạch, trong đó: 1.690 người được tạo việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 943 người trong ngành dịch vụ; 874 người trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Lao động được giải quyết việc làm tại chỗ trên 1.300 người, còn lại làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đối với chương trình xuất khẩu lao động đã có 78 người đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Châu Âu. Từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của 1.142 người với tổng kinh phí trên 56,5 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Văn Thìn, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Để tạo nhiều việc làm cho lao động, huyện tích cực phối hợp tổ chức sàn giao dịch việc làm trong khuôn khổ Tiểu dự án 3, Dự án 4 - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thu hút trên 600 người lao động (NLĐ), đoàn viên, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương tham gia tại xã Thanh Sơn. Phối hợp Công an huyện, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm và tuyên  truyền, phổ biến pháp luật về tái hoà nhập cộng đồng; tư vấn định hướng, giới thiệu cho 376 người chấp hành án hình sự tại cộng đồng và người tái hòa nhập cộng đồng. Công tác lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp được quan tâm, kịp thời chỉ đạo, nhất là các nội dung: tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản; tuyển chọn NLĐ theo chương trình EPS; triển khai chương trình hỗ trợ NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý, nhân viên chăm sóc đi làm việc tại Nhật Bản...    

Bằng nguồn kinh phí được hỗ trợ triển khai công tác đào tạo nghề, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-GDTX huyện mở 14 lớp với 404 học viên, chủ yếu đào tạo nghề mây tre đan, chăm sóc phòng bệnh cho gia cầm, may công nghiệp. Ngoài ra, trung tâm phối hợp các ngành, đoàn thể, cơ sơ đào tạo dạy nghề, xã, thị trấn và các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp Lương Sơn đào tạo, dạy nghề cho 2.770 người. Sau đào tạo, lao động nông thôn áp dụng kiến thức nghề đã học vào thực tiễn, góp phần nâng cao thu nhập, mở rộng quy mô sản xuất. Số lao động sau học nghề may tìm được công việc phù hợp, ổn định tại các xưởng may, doanh nghiệp gần nhà.

Công tác giải quyết việc làm hiệu quả tác động tích cực đến đời sống nhân dân, NLĐ. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 1,2%, hộ cận nghèo 1,76%. Huyện đặt mục tiêu năm 2025 giải quyết việc làm cho 2.600 lao động; tuyển sinh và đào tạo nghề cho 2.400 người; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77.5%, trong đó 65% có văn bằng, chứng chỉ; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm còn 30%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0.35% (theo tiêu chí mới giai đoạn 2022-2025). Cùng với đó, tập trung thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, tiểu dự án giảm nghèo đảm bảo tiến độ, chất lượng. Phối hợp các xã, thị trấn và doanh nghiệp tuyên truyền giới thiệu việc làm cho NLĐ; huy động tối đa lực lượng lao động sẵn có của địa phương vào làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách lao động, việc làm. Tập trung nguồn vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm để đầu tư cho vùng khó khăn, vùng có các dự án nhằm chuyển đổi nghề và tạo nhiều việc làm cho NLĐ. Đa dạng nội dung, hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hướng nghiệp. Gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó quan tâm đào tạo lao động thuộc diện chính sách, hộ nghèo...

Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn tăng cường hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm bền vững

Bằng nguồn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Lạc Sơn đã triển khai công tác đào tạo nghề, thực hiện một số dự án phát triển sản xuất, cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng hộ nghèo, cận nghèo. Nhờ đó, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, giải quyết nhiều việc làm cho lao động, đồng thời thúc đẩy công tác giảm nghèo bền vững.

Phát huy vai trò kênh dẫn vốn cho vay xuất khẩu lao động

Mặc dù xuất khẩu lao động (XKLĐ) là hướng giải quyết việc làm giúp giảm nghèo nhanh, hiệu quả nhưng hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số của tỉnh khó chủ động về kinh phí xuất cảnh. Với sự hỗ trợ vốn chính sách của Trung ương, của tỉnh, hàng trăm đối tượng đã được "tiếp sức” để tham gia thị trường lao động chất lượng cao.

Huyện Kim Bôi đa dạng giải pháp tạo việc làm cho người lao động

Với việc chú trọng đào tạo nghề, tư vấn hướng nghiệp và tích cực triển khai các phiên giao dịch việc làm lưu động về cơ sở, huyện Kim Bôi đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững tại địa phương. Ước trong năm 2024, huyện tạo việc làm mới cho 2.240 lao động, đạt 100% chỉ tiêu giao, trong đó có gần 100 lao động tham gia chương trình đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, vượt 250% kế hoạch.

Huyện Lạc Sơn xúc tiến chương trình xuất khẩu lao động

Đồng chí Bùi Thế Hòa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lạc Sơn khẳng định: Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là kênh giải quyết việc làm hiệu quả, tác động đến công tác giảm nghèo nhanh, bền vững, đồng thời là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp. Chương trình đang được huyện xúc tiến, đẩy mạnh.

Các làng nghề giải quyết việc làm cho 1.300 lao động

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 11 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận. Trong đó có 2 làng nghề thuộc nhóm ngành nghề sản phẩm chế biến là làng nghề nấu rượu; 7 làng nghề truyền thống thuộc nhóm ngành nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, thêu ren, đan lát.

Xuất khẩu lao động mở lối thoát nghèo ở xã Đồng Chum

Đồng Chum thuộc vùng lõi nghèo huyện Đà Bắc. Phần lớn dân số trong xã là đồng bào dân tộc Tày, canh tác nông, lâm nghiệp là chủ yếu, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Các chương trình mục tiêu quốc gia tập trung hỗ trợ về hạ tầng cơ sở, giải quyết những vấn đề đời sống sinh kế của người dân, nhất là về thu nhập, hộ nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục