Đồng Chum thuộc vùng lõi nghèo huyện Đà Bắc. Phần lớn dân số trong xã là đồng bào dân tộc Tày, canh tác nông, lâm nghiệp là chủ yếu, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Các chương trình mục tiêu quốc gia tập trung hỗ trợ về hạ tầng cơ sở, giải quyết những vấn đề đời sống sinh kế của người dân, nhất là về thu nhập, hộ nghèo.


Doanh nghiệp tuyển dụng và lãnh đạo địa phương tặng quà động viên lao động Xa Văn Trường, xóm Nhạp, xã Đồng Chum trước khi xuất cảnh sang Nhật Bản vào ngày 20/10/2024. 

Phong trào đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) bắt đầu từ cuối năm 2022 với 3 trường hợp xuất cảnh đầu tiên sang Đài Loan là các anh: Xa Văn Nguồn (SN 1994), Xa Văn Sát (SN 1990), Xa Văn Nghĩa (SN 1994), đều là lao động ở xóm Nhạp. Trong đó, anh Xa Văn Sát đi đơn hàng xây dựng; anh Xa Văn Nguồn đi đơn hàng dệt sợi - công xưởng; anh Xa Văn Nghĩa đi đơn hàng sản xuất đồ gỗ. Công việc ngoài nước đem đến cho các lao động nhiều lợi ích: nâng cao kỹ năng tay nghề, cơ hội học hỏi và phát triển tại môi trường làm việc chuyên nghiệp, đặc biệt là thu nhập cao hơn so với nhiều công việc ở quê hương. Tại thị trường Đài Loan, 3 lao động xuất cảnh cuối năm 2022 được làm đúng công việc theo hợp đồng, nhận mức lương tốt nên hàng tháng đều đặn gửi tiền về hỗ trợ gia đình và cải thiện đời sống.
Năm 2023 với công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ được đẩy mạnh. Các chương trình hỗ trợ vốn vay dành cho hộ nghèo, người dân tộc thiểu số theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được tăng cường. NLĐ của       địa phương đón cơ hội việc làm ngoài nước rộng mở. Trong năm có gần 20 NLĐ của xã xuất cảnh, chủ yếu làm việc ở thị trường        Đài Loan với đơn hàng làm việc nông nghiệp, công xưởng, sản xuất bánh mì. Ngoài xóm Nhạp, phong trào còn lan rộng sang các xóm: Mới, Ca Lông, Cọ Phụng, Nà Lốc…

Hiện nay, trên địa bàn có một số công ty tuyển lao động được cấp phép phối hợp cùng chính quyền địa phương đến tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm ngoài nước. Người dân các xóm nhờ thế có điều kiện tiếp cận thông tin đầy đủ hơn về công việc cụ thể, mức lương,     các chế độ và quyền lợi của mình khi tham         gia chương trình XKLĐ. Chị Xa Thị Vấn,           Phó Giám đốc Công ty CP quốc tế Việt Nam   Hòa Bình cho biết: Xã Đồng Chum là một trong những địa bàn có phong trào NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng phát triển mạnh. Sơ bộ đến nay có khoảng 50 lao động tham gia. Tính riêng qua kênh tuyển của công ty đã cung ứng 30 lao động của xã cho thị trường Đài Loan, Nhật Bản. Trong đó có 25 lao động đã xuất cảnh, 5 lao động đang đào tạo và hoàn thiện các thủ tục để xuất cảnh vào cuối năm 2024.

Đồng chí Lường Văn Thịnh, Chủ tịch UBND xã Đồng Chum chia sẻ: Không có điều kiện về nguồn lực đất đai canh tác, con em địa phương đã mạnh dạn tìm kiếm cơ hội việc làm ngoài nước để tạo lập, thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Thực tế với sự hỗ trợ, thúc đẩy chương trình XKLĐ, con em có nhận thức đầy đủ, lựa chọn tham gia các kênh tuyển dụng chính thống được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép, tỉnh, huyện giới thiệu để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp. Cùng với đó, đời sống vật chất, kinh tế của bản thân và thân nhân người đi XKLĐ cải thiện rõ rệt. Trong năm 2024, ngoài thị trường Đài Loan, NLĐ còn quan tâm đến đất nước Nhật Bản với môi trường việc làm chất lượng cao, thu nhập hấp dẫn. Phong trào tham gia XKLĐ đã góp phần tạo diện mạo mới ở nhiều xóm nghèo. Điển hình như xóm Nhạp có trên 20 lao động đi đơn hàng việc làm ngoài nước. Từ nguồn ngoại tệ được lao động gửi về, gia đình xây sửa nhà cửa khang trang, cải thiện điều kiện sống, đầu tư mở mang ngành nghề dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao thu nhập. Đồng thời góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.       


Bùi Minh


Các tin khác


Thanh niên xã Tân Pheo tích cực tham gia thị trường việc làm ngoài nước

Nếu chỉ dựa vào điều kiện sản xuất nông nghiệp của địa phương mà không tự tìm kiếm công việc bên ngoài, đời sống kinh tế, thu nhập gia đình sẽ mãi bấp bênh. Với suy nghĩ đó, nhiều lao động trẻ ở xã Tân Pheo (Đà Bắc) lựa chọn đi làm ăn xa tại các khu, cụm công nghiệp ngoại tỉnh. Trong vài năm gần đây, một số người quyết định tham gia thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) với chế độ đãi ngộ và thu nhập hấp dẫn.

Chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản thu hút lao động trẻ huyện Cao Phong

Năm 2023, anh Bùi Văn Dũng (SN 1990) ở xã Hợp Phong chọn hướng thoát nghèo bằng con đường XKLĐ tại Nhật Bản theo đơn hàng xây dựng. Điều kiện kinh tế khó khăn nên để dồn đủ tiền làm thủ tục xuất cảnh, anh Dũng phải vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Sau thời gian ngắn nhận mức lương cơ bản 20 triệu đồng/tháng, anh Dũng được giao thêm việc, đồng thời đạt mức thu nhập bình quân đảm bảo từ 33 - 35 triệu đồng/tháng. Cùng năm, vợ anh Dũng cũng tham gia thị trường lao động Nhật Bản theo đơn hàng điện tử, mong muốn với 3 năm làm việc có thời hạn theo hợp đồng tích lũy được khoản tiền lo cho cuộc sống gia đình, tương lai con cái về sau.

Dạy nghề, hướng nghiệp cho học viên ở cơ sở cai nghiện ma tuý

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 cơ sở cai nghiện ma tuý công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm Cơ sở cai nghiện ma tuý số 1 tại phường Dân Chủ (TP Hoà Bình) và Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2 tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Cùng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, điều trị cho học viên, 2 cơ sở đặc biệt quan tâm đến công tác dạy nghề, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho học viên tái hoà nhập cộng đồng sau cai nghiện.

Chú trọng giải quyết việc làm ở huyện vùng cao Đà Bắc

Có trên 1.500 phụ nữ phải đi làm ăn xa; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; tại địa phương chưa có khu công nghiệp, mới có một số cơ sở sản xuất nhỏ nên thu nhập của lao động còn thấp và không ổn định… Đó là những khó khăn trong giải quyết việc làm và hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp mà các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đang nỗ lực phối hợp cùng các cấp, ngành tìm giải pháp thiết thực để giải quyết.

Các cơ sở may gia công góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Thành thạo kỹ thuật ngành may, chị Phạm Thị Duyên ở xóm Hợp Thành, xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện hợp đồng dạy nghề cho các học viên là lao động nông thôn, hộ nghèo, cận nghèo. Cũng từ đây, chị xây dựng mô hình tổ may gia công tại nhà với tên cơ sở may Sơn Duyên. Cơ sở thu hút gần 20 lao động địa phương đã qua đào tạo nghề may vào làm việc.

Cụm công nghiệp Tiên Tiến: Nhiều dự án đi vào hoạt động - cơ hội mới cho người lao động

Giai đoạn 2015 - 2020, ngành công nghiệp tỉnh vươn lên chiếm 38,89% tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc những khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) dần mọc lên, tạo chuyển dịch về cơ cấu lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục