Giá nhiên liệu tăng cao, chi phí chuyến đi biển của ngư dân khai thác vùng khơi ở Phú Yên đã tăng thêm từ 15-20 triệu đồng nhưng họ vẫn khắc phục khó khăn vươn khơi bám biển, bám ngư trường, duy trì sản xuất.




Ngư dân Phú Yên trúng đậm ruốc biển. Ảnh (tư liệu): Phạm Cường/TTXVN
Tại cảng cá Đông Tác, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa thời điểm này, hầu hết các tàu cá có công suất lớn của ngư dân thành phố Tuy Hòa đã vươn khơi sản xuất; số ít tàu cá ngư dân chờ "ngày tốt” cũng đã chuẩn bị sẵn ngư cụ, nhiên liệu để vươn khơi.

Ngư dân Đào Duy Phong, thuyền trưởng tàu PY9199TS cho biết: Tàu cá của gia đình khai thác cá ngừ đại dương và cá chuồn. Mỗi chuyến biển khai thác vùng khơi (khoảng gần hai tháng) tốn 10.000 lít dầu. Thời điểm trước giá dầu 14.000 đồng/lít, mỗi chuyến biển chỉ tốn 140 triệu đồng tiền dầu. Giá dầu liên tục tăng cao và thời điểm này là 21.000 đồng/lít, hiện mỗi chuyến biển, riêng chi phí cho nhiên liệu đã 200 triệu đồng.

 "Vươn khơi sản xuất trên biển thời điểm này, ngư dân chúng tôi phải áp dụng một số biện pháp giúp giảm chi phí hao tổn. Gia đình tôi đã quyết định tạm nghỉ nghề câu cá ngừ đại dương, chỉ khai thác cá chuồn, giảm thời gian khai thác chuyển biển từ 60 ngày xuống còn 30 ngày. Do thời gian khai thác trên biển được rút ngắn, chuyến biển này tôi chỉ mua 5.000 lít dầu, giảm một nửa so với các chuyến trước, do vậy, hao tổn phí nhiên liệu chuyến biển này cũng sẽ giảm xuống, nếu đi biển gặp luồng cá, tàu chúng tôi sẽ có lãi”, anh Phong nói.

Tại khu vực lạch sông Ngọn, phường Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa nơi tập trung nhiều phương tiện công suất nhỏ, khai thác gần bờ. Sau những ngày thời tiết không thuận lợi, nhiều ngư dân đã trở lại thuyền vươn khơi sản xuất.

Ngư dân Bùi Tấn Hạnh, khu phố Phú Thọ 3 chia sẻ, giá nhiên liệu tăng cao, khai thác chuyến biển thời điểm này sẽ "kém” hiệu quả hơn những chuyến trước. "Ghe của tôi có công suất nhỏ 30CV khai thác vùng ven bờ, trước đây khi giá nhiên liệu chưa tăng mỗi chuyến biển chỉ tốn 200.000 đồng tiền dầu. Bây giờ giá dầu tăng lên 21.000 đồng/lít, chi phí nhiên liệu mỗi chuyến biển đã tăng thêm 50.000 đồng. Hiện mỗi đêm tôi khai thác cá bán được 500.000 đồng trừ chi phí hao tổn nhiên liệu tôi vẫn có thu 250.000 đồng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, tuy nhiên làm ngư dân không đi biển thì không có kinh phí trang trải cuộc sống, do vậy tôi vẫn quyết tâm bám biển", anh Hạnh cho biết.

Phú Yên có đường bờ biển dài hơn 189km, nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn mang lại giá trị cao tại tỉnh. Hiện tỉnh có hơn 4.100 tàu cá khai thác thủy sản; trong đó có trên 650 tàu khai thác vùng khơi.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên Đào Quang Minh cho biết, hiện toàn bộ số tàu cá khai thác vùng khơi của tỉnh đã vươn khơi bám biển sản xuất, chỉ một số ít tàu vẫn nằm bờ do ngư dân đang chờ ngày tốt, hoặc chủ tàu chưa tìm tìm đủ lao động; các tàu có công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ ngư dân khai thác đi về trong ngày. Tại tỉnh chưa ghi nhận việc tàu cá vùng khơi nằm bờ do giá nhiên liệu tăng.

Để giảm chi phí sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên khuyến cáo ngư dân khai thác thủy sản theo tổ đội, nhóm hỗ trợ nhau trong quá trình đánh bắt thủy sản; tăng cường khai thác theo chuỗi liên kết; bảo quản nâng cao chất lượng, giá thành của sản phẩm.

Tỉnh Phú Yên cũng đang triển khai tốt các chính sách an sinh xã hội và phát triển thủy sản. Cụ thể, trong năm 2021, Phú Yên đã giải ngân hơn 1.000 tỷ đồng cho 2.000 lượt phương tiện từ chính sách của trung ương hỗ trợ ngư dân. Đồng thời, tỉnh cũng đã hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng phí thuê bao (không quá 4 triệu/năm) đối với tất cả tàu cá có chiều dài 15m trở lên có gắn thiết bị giám sát hành trình.

"Ngay từ đầu năm 2022 này, chúng tôi sẽ có biện pháp hỗ trợ sớm hơn đối với các chính sách an sinh xã hội cho ngư dân, xét hỗ trợ phí thuê bao mỗi quý một lần để kịp thời giúp ngư dân vơi bớt khó khăn", ông Minh cho biết thêm.

Mặc dù, đối diện với nhiều khó khăn do giá nhiên liệu tăng cao, ảnh hưởng của dịch COVID-19 và lợi nhuận từ nghề biển không còn nhiều như trước; nhưng ngư dân ở Phú Yên vẫn luôn vươn khơi, bám biển. Bởi, ngư dân vẫn xem "thuyền là nhà, biển cả là quê hương”, vươn khơi không chỉ để mưu sinh mà còn góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


                      Theo Baotintuc

Các tin khác


Khánh Hòa tổ chức triển lãm số "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam" trong trường học

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm số với chủ đề: "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại tất cả các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên toàn địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2022 - 2026.

Kịp thời chuyển bệnh nhân suy hô hấp từ Trường Sa về đất liền điều trị

Bệnh viện Quân Y 175 thông tin, lúc 11 giờ 35 phút ngày 24/2, trực thăng EC 225 số hiệu VN 8616 đưa bệnh nhân suy hô hấp từ huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa về đất liền điều trị đã hạ cánh xuống sân đỗ tòa nhà Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175.

Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” đạt được mục tiêu cao hơn, thực chất hơn

Được triển khai nghiêm túc, tích cực và toàn diện, Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017-2021” đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, ý thức tự giác tôn trọng và chấp hành nghiêm pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn biên giới. Báo Biên phòng xin trích đăng một số ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành, chính quyền địa phương về những kết quả nổi bật sau 5 năm thực hiện Đề án. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Đoàn kết mạnh mẽ, đề cao luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông

Trật tự hàng hải quốc tế trên Biển Đông những năm qua vẫn khó khăn khi vẫn diễn ra những hành động coi thường luật pháp quốc tế. Thực tế đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp bách trong việc tăng cường mạnh mẽ hơn nữa sự đoàn kết giữa các quốc gia để bảo vệ luật pháp quốc tế, tối ưu hiệu lực, hiệu quả quản trị trên biển.

Đẩy mạnh tuyên truyền về biển, đảo trong năm 2022

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa ban hành hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022 (Hướng dẫn số 78/HD-MTTW-BTT ngày 25-1-2022). Trong đó nêu rõ 6 nội dung tuyên truyền.

Lá chắn thép trên tuyến đầu

Năm 2021, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhưng đơn vị đã tập trung lãnh đạo triển khai toàn diện có trọng tâm, trọng điểm các mặt công tác Biên phòng, vừa quản lí, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới biển, vừa phòng, chống dịch Covid-19, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục