(HBĐT) - 47 năm trước, đúng 9 giờ ngày 29/4/1975, cờ Giải phóng tung bay trên đảo Trường Sa. Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam nói riêng, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.


9 giờ ngày 29/4/1975, Cờ giải phóng đã tung bay trên đảo Trường Sa. Ảnh: T.L

Ngày 2/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ thị "phải nắm lực lượng ở Khu 5 và Hải quân để tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa”. Ngày 4/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi bức điện đặc biệt cho Quân chủng Hải quân và Quân khu 5 giao nhiệm vụ: "Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất, đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa, không cho bất cứ kẻ nào xâm chiếm các nơi đó. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng”.

Chấp hành mệnh lệnh trên, Bộ Tư lệnh Hải quân khẩn trương chuẩn bị lực lượng làm nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa, một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và kinh tế, góp phần giải phóng hoàn toàn đất nước. Quyết tâm của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh là bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi nhất để giải phóng đảo, kiên quyết không để lực lượng nào khác đến đánh chiếm đảo trước ta.

Ngày 11/4/1975, các lực lượng của ta bí mật xuất phát từ Đà Nẵng và chọn đảo Song Tử Tây làm mục tiêu giải phóng đầu tiên. Rạng sáng 14/4, đảo Song Tử Tây được giải phóng, khiến quân địch trên toàn quần đảo Trường Sa hoang mang, dao động, tạo điều kiện cho ta giải phóng các đảo còn lại thuận lợi. Tiếp đến, 3 giờ ngày 25/4, ta giải phóng hoàn toàn đảo Sơn Ca; 10 giờ 30 phút ngày 27/4, ta làm chủ đảo Nam Yết; 10 giờ 20 phút ngày 28/4, ta hoàn toàn làm chủ đảo Sinh Tồn. Đến 9 giờ ngày 29/4, phân đội chiến đấu cuối cùng của Lữ đoàn 126 đổ bộ làm chủ đảo Trường Sa.

9 giờ ngày 29/4/1975, cờ Giải phóng đã tung bay trên hòn đảo lớn nhất, hòn đảo thứ năm và cũng là cuối cùng mà quân ngụy Sài Gòn đóng giữ ở quần đảo Trường Sa. Quân chủng Hải quân cùng lực lượng phối thuộc của Quân khu 5 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chiến công này khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt, chính xác, kịp thời của Thường trực Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh và Quân chủng Hải quân trên mũi tiến công trên hướng biển trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Chiến công giải phóng Trường Sa cũng khẳng định ý thức tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh, tinh thần khắc phục khó khăn, biết nắm thời cơ, triệt để tận dụng thời cơ, táo bạo, mưu trí, dũng cảm chiến đấu; đặc biệt là ý thức rất cao về chủ quyền, về trách nhiệm quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc của bộ đội Hải quân. Đặc biệt, việc giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa từ quân đội Sài Gòn đóng giữ chính là bằng chứng có tính pháp lý để khẳng định trước cộng đồng quốc tế quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng. 13 giờ cùng ngày, lực lượng của Quân chủng Hải quân tiến vào tiếp quản Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy ở trại Bạch Đằng, Bộ Tư lệnh hạm đội, Công xưởng Ba Son, Bộ Tư lệnh Sư đoàn lính thủy đánh bộ, trại Trịnh Minh Thế và một số vị trí khác.

Sau khi giải phóng 5 đảo trên quần đảo Trường Sa năm 1975, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao về củng cố, xây dựng Trường Sa, Quân chủng Hải quân đã nhanh chóng triển khai lực lượng đóng giữ thêm 16 đảo, nâng tổng số lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân.

47 năm qua, đảo Trường Sa nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung bước vào thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ xây dựng chiến đấu và trưởng thành bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


P.V (TH)


Các tin khác


Đốc thúc tiến độ công trình đường dây 220 KV vượt biển Kiên Bình-Phú Quốc

Đường dây 220 kV Kiên Bình-Phú Quốc là công trình trọng điểm, mang nhiều ý nghĩa to lớn về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt đảm bảo nguồn điện ổn định lâu dài phục vụ cho phát triển của thành phố Phú Quốc.

Điện lực Trường Sa góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế biển đảo

Trong những năm gần đây, bên cạnh nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội, sinh hoạt của nhân dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn xác định việc cung cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân huyện đảo Phú Quý

Sáng 21/3, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh đoàn Bình Thuận tổ chức trao tặng 200 lá cờ Tổ quốc cho các ngư dân tại huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) có tàu thuyền thường xuyên tham gia đánh bắt hải sản xa bờ tại các ngư trường như Nhà giàn DK 1, Trường Sa…

Chi phí tăng, ngư dân vẫn vươn khơi bám biển

Giá nhiên liệu tăng cao, chi phí chuyến đi biển của ngư dân khai thác vùng khơi ở Phú Yên đã tăng thêm từ 15-20 triệu đồng nhưng họ vẫn khắc phục khó khăn vươn khơi bám biển, bám ngư trường, duy trì sản xuất.

34 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2022): Tri ân ''''Những người nằm lại phía chân trời''''

34 năm trước, vào ngày 14/3/1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Bến Tre tạo đột phá một số ngành kinh tế biển

Tỉnh Bến Tre đang đẩy mạnh khai thác tiềm năng các ngành kinh tế biển và đặt mục tiêu trở thành một trong những địa phương phát triển mạnh và bền vững về kinh tế biển, trọng tâm là phát triển năng lượng tái tạo, thủy sản và du lịch vào năm 2030, tầm nhìn 2045.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục